A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Cơ sở hạ tầng

(laichau.gov.vn)
 Lai Châu có địa hình miền núi cao, phức tạp với độ dốc trên 25 độ trở lên, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở. Nhưng lại có tiềm năng lớn về tài nguyên đất, rừng, nguồn nước, năng lượng thủy điện, sự đa dạng sinh thái, tiềm năng khoáng sản.

1.Hạ tầng giao thông:
           - Lai Châu Là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng Lai Châu lại có đường biên giới dài 273 km giáp nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa với cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng (cửa khẩu này đang được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế) là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá và dịch vụ du lịch.
            - Với mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh Lai Châu có quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn SaPa (Lào Cai), quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, có đường thủy Sông Đà giao lưu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Thị xã Lai Châu mới cách Hà Nội khoảng 402 km (qua Lào Cai).
            - Tính đến nay đã có 95/98 xã, phường có đường ô tô đến tận trung tâm các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh và 3 xã đang trong giai đoạn xây dựng.

2. Hạ tầng điện - nước:
          - Hạ tầng mạng lưới điện: Tính đến cuối năm 2009, 80/98 xã và 74% số hộ được sử dụng điện. Nhiều công trình thuỷ điện lớn đã và đang  được xây dựng trên địa bàn như thuỷ điện Sơn La (2400MW), Huổi Quảng (520MW), Bản Chát (220MW), Nậm Nhùn (1.200MW), Nậm Na 3 (84MW) và đặc biệt là thuỷ điện Lai Châu (1.200MW) sẽ được khởi công vào cuối năm 2010, cùng với 60 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ khác… Đây không chỉ là những tiềm năng thuỷ điện rất lớn, mà còn là cơ hội tạo điều kiện giúp địa phương chuyển dịch sản xuất, bố trí lại dân cư, cơ cấu kinh tế, xây dựng hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân.  
           - Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Tính đến cuối năm 2009, 50% dân số đô thị trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch, 74% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

3. Hạ tầng thông tin liên lạc:
          - Hạ tầng bưu chính, viễn thông: Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 11 bưu cục, 68/89 xã có điểm  bưu điện văn hoá xã, 22 đại lý bưu điện và điểm chuyển phát; có 29/89 xã, 06 thị trấn, 03/03 phường có báo phát hàng ngày; có 221 trạm BTS, tăng 111 trạm so với năm trước; mật độ điện thoại cố định là 16,2 máy/100 dân, tăng 143% so với năm 2008; dịch vụ Internet tiếp tục phát triển nhanh, mật độ 1,21 thuê bao/ 100 dân, tăng 162% so với năm 2008.

4. Hạ tầng giáo dục – đào tạo:
          - Về giáo dục: Năm học 2009-2010 có 392 trường với 5.759 lớp, tăng 27 trường, 306 lớp so với năm 2008-2009. Tổng số học sinh ra lớp là 104.209 học sinh, tăng 6.117 học sinh so với năm học trước. Tính đến cuối năm 2009, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 23 xã, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
          - Về đào tạo: Năm 2009, cơ sở vật chất, công tác đào tạo nghề, giáo dục chuyên nghiệp, liên kết đào tạo được quan tâm thực hiện. Đào tạo nghề được 10.614 người, mở được 45 lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 26%.

5. Y tế: 

            - 42/98 xã (42,8%) có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 3,55 bác sĩ/vạn dân, 12 phòng khám đa khoa khu vực với 1.114 giường bệnh trên toàn tỉnh. Có 08 đơn vị trực thuộc tuyến huyện: Trung tâm y tế huyện Sìn Hồ; Trung tâm y tế huyện Mường Tè; Trung tâm y tế huyện Phong Thổ; Trung tâm y tế huyện Tam Đường; Trung tâm y tế huyện Than Uyên; Trung tâm y tế huyện Tân Uyên; Trung tâm y tế dự phòng thị xã Lai Châu và Bệnh viện đa khoa Tân Uyên.                                                                                                                                                                                              - 13 đơn vị trực thuộc tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trường Đào tạo cán bộ y tế; Trung tâm phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội; Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Nội tiết; Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;Trung tâm Giám định; Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình./.

6.Hệ thống doanh nghiệp:
          - Tính đến ngày 30 tháng 03 năm 2009, hệ thống doanh nghiệp trên toàn tỉnh có 454 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 3.598.266 triệu đồng và 244 chi nhánh và văn phòng đại diện.


Nguồn: laichau.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.503
Hôm qua : 6.019
Tháng 04 : 130.857
Năm 2024 : 802.447
Tổng số : 82.268.540