A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ Cúng rừng

(laichau.gov.vn)

Từ lâu, Lễ hội Cúng rừng đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ. Lễ hội được tổ chức đúng vào ngày con Rồng của tháng Giêng hàng năm, với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản khỏe mạnh, cây rừng xanh tươi...

Nghi lễ cúng rừng của người Mông ở Lai Châu.

Trước khi diễn ra lễ cúng chính, Nhân dân hòa mình vào không khí vui tươi với các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

Các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, kéo co và thi giã bánh giầy và nhiều trò chơi khác hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.

Sau phần hội là phần lễ cúng chính thức. Mỗi gia đình trong bản cử một người nam giới vào khu rừng thiêng đã được bảo vệ lâu năm để chuẩn bị cho nghi thức cúng rừng. Lễ cúng diễn ra tại cây to, đẹp nhất của rừng thiêng. Thầy cúng là người khỏe mạnh, có uy tín trong bản.

Lễ vật cúng rừng gồm có: Một con gà trống, lợn, rượu và hương, giấy bản do các hộ dân đóng góp. Các lễ vật này được cúng dâng thần rừng hai lần. Lần đầu là cúng đồ sống, sau đó các trai bản làm thịt, luộc chín để cúng lần thứ hai, dâng lên thần rừng với tất cả lòng thành kính.

Tất cả những người con trai trong bản đều phải tham dự cúng rừng. Riêng phụ nữ thì không được đến lễ cúng chính. Cúng rừng là để cầu mong thần rừng và các vị thần khác phù hộ cho dân bản một năm khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, trâu bò và lợn gà phát triển, không bị ốm đau.

Lễ hội Cúng rừng không đơn thuần mang ý nghĩa tâm linh, mà còn góp phần gắn kết cộng đồng các dân tộc, gắn con người với thiên nhiên. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân trong bảo vệ phát triển rừng. Đây cũng là dịp để các cấp chính quyền và người dân địa phương tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương những người tích cực tham gia bảo vệ rừng, giáo dục, nhắc nhở những đối tượng vi phạm luật bảo vệ rừng...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 774
Hôm qua : 7.172
Tháng 04 : 121.109
Năm 2024 : 792.699
Tổng số : 82.258.792