A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng dịp Tết, lễ hội

(laichau.gov.vn)

Vận động nhân dân thực hiện: "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; không sử dụng điện thoại khi lái xe; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô; dừng xe quan sát an toàn khi qua đường ngang đường sắt; rửa tay đúng cách và mang khẩu trang khi tham gia giao thông… Vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng đi lại trong dịp nghỉ Tết và dự Lễ hội xuân.

Ảnh minh họa
Bộ Giao thông vận tải đã có công điện số 43/CĐ-BGTVT về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2021.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành Giao thông vận tải, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị: Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội xuân năm 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 2128/QĐ-BGTVT-VT ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn và kiến thức phòng, chống dịch COVID-19 khi tham gia giao thông cho người dân.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ, các đơn vị có liên quan tăng cường công tác duy tu, sửa chữa đường bộ; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa lũ gây ra; kiểm tra, rà soát hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu, hệ thống an toàn giao thông tại các đoạn đường có bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế… tiềm ẩn uy cơ mất an toàn giao thông. Thực hiện thu phí đường bộ không dừng, chủ động mở trạm, tạm dừng thu phí để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông.

Chỉ đạo các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng, tăng cường hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng; hoàn trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước ngày 30/1/2021. Có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông; bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, không để phát sinh ùn tắc kéo dài, nhất là trong ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ Tết trên các tuyến trục chính ra vào trung tâm thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến kết nối với các đầu mối giao thông trọng điểm (nhà ga, sân bay, bến cảng…) và khu vực tổ chức Lễ hội xuân.

Hạn chế số người đón, tiễn tại các sân bay

Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, an toàn hàng không, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn và kiến thức phòng, chống dịch COVID-19 khi tham gia giao thông cho người dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức an ninh, an toàn hàng không dân dụng trong cộng đồng xã hội; thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố, tai nạn tàu bay.

Cục Hàng không Việt Nam: Chỉ đạo các Cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và các dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; cung cấp thông tin hướng dẫn người dân đi lại bằng đường hàng không bảo đảm đúng lịch trình, hạn chế số người đón, tiễn tại các sân bay, đặc biệt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; chỉ đạo các Tổng công ty, các hãng hàng không xây dựng phương án tổ chức vận tải phù hợp, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19; điều hành lịch bay hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến.

Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo lực lượng Thanh tra đường sắt tăng cường kiểm tra tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, nhất là các khu vực có nhiều điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ thường xuyên xảy ra tai nạn và gây ùn tắc giao thông trên địa bàn các thành phố lớn; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông tại đường ngang, các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt theo thẩm quyền.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, nhất là đội ngũ trực ban, lái tàu, gác đường ngang, gác cầu chung; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các đường ngang và lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; kiểm tra chất lượng phương tiện chở khách, không cho phép sử dụng các phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật tham gia giao thông; có phương án tổ chức vận tải phù hợp, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19; thực hiện đo thân nhiệt, khai y tế điện tử đối với hành khách đi tàu; hướng dẫn hành khách có vé, ngồi trong phòng đợi tàu, khi vào ga lên tàu phải đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh an toàn.

Không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện

Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác duy tu, sửa chữa đường bộ; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa lũ gây ra; kiểm tra, rà soát hệ thống an toàn giao thông; thực hiện thu phí đường bộ không dừng, chủ động mở trạm, tạm dừng thu phí để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông; đồng thời thành lập và duy trì bộ phận ứng trực để bảo đảm giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội xuân năm 2021. Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về TTATGT, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19.

Có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo an toàn phòng dịch, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện; chủ động phối hợp với các đơn vị đường sắt tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các đường ngang và lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.

Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông của Sở: Phối hợp với các lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý các hành vi vi phạm trên các tuyến quốc lộ, tuyến sông trọng điểm, các đầu mối giao thông như: nhà ga, bến tàu, bến xe, bến thủy nội địa, các điểm dừng đón trả khách trên đường. Chú trọng xử lý các hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn, ùn tắc giao thông như: chạy quá tốc độ quy định, vi phạm nồng độ cồn, ma túy, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, đặc biệt đối với trẻ em; sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện cơ giới; chở quá tải trọng, quá số người quy định; phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật; dừng, đỗ xe trái quy định; không đi đúng phần đường, làn đường; không có Giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Tăng cường quản lý hoạt động của các phương tiện (về tốc độ, hành trình hoạt động, thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày của lái xe thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô) để xử lý vi phạm theo quy định...

Cập nhật ngày 14/12/2020


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6.041
Hôm qua : 8.173
Tháng 04 : 110.768
Năm 2024 : 782.358
Tổng số : 82.248.451