A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh báo áp thấp gây lũ quét và sạt lở đất dịp nghỉ lễ

(laichau.gov.vn)

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có công văn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các địa phương chủ động ứng phó với vùng áp thấp trên Biển Đông, gió mạnh trên biển, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, vị trí vùng áp thấp trên Biển Đông lúc 13h ngày 28/4 ở 7,5-8,5 độ Vĩ Bắc; 114,5-115,5 độ Kinh Đông. Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng tây tây bắc; đến ngày 29/4 -30/4 có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Ngoài ra, từ ngày 1/5 ở vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, biển động mạnh. Từ ngày 30/4 - 2/5, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa lớn phổ biến 40-100 mm, có nơi trên 120 mm.

Từ ngày 29/4 - 3/5, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, với lượng mưa 50-100mm, cục bộ có nơi mưa to trên 100 mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành ATNĐ, gió mạnh trên biển, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh. Sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân và tổ chức khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình cấp tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất để giảm thiểu thiệt hại.

Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang cần theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến của vùng áp thấp trên Biển Đông, gió mạnh, sóng lớn trên biển.

Các địa phương này cần thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp để đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Các tỉnh cần trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Cập nhật ngày 28/4/2022

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 755
Hôm qua : 6.019
Tháng 04 : 127.109
Năm 2024 : 798.699
Tổng số : 82.264.792