• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ hội Xòe Chiêng xã Bản Bo, huyện Tam Đường

(laichau.gov.vn)

Lễ hội Xòe Chiêng được UBND xã Bản Bo, huyện Tam Đường tổ chức hôm nay (4/2), tại bản Nà Khương.

Đến với Lễ hội Xòe Chiêng, người dân và du khách cùng tay trong tay nối rộng vòng xòe đoàn kết.

Dự Lễ hội có các đồng chí: Tẩn Thị Quế - Bí thư Huyện ủy; Sùng Lử Páo - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đoàn thể huyện Tam Đường; lãnh đạo chính quyền xã Bản Bo và đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội Xòe Chiêng nhằm duy trì, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại Điểm du lịch cọn nước Nà Khương, đồng thời tuyên truyền, giới thiệu quảng bá miền đất, con người xã Bản Bo tới du khách trong và ngoài tỉnh. Thông qua Lễ hội nhằm giới thiệu nét văn hóa tiêu biểu và mang tính đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Thái đen bản Nà Khương nói riêng và đồng bào dân tộc Thái xã Bản Bo nói chung. Đây cũng là dịp để người dân giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian giữa các bản trong xã, nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2023, thu hút sự tham gia trải nghiệm của du khách khi tới thăm quan, du Xuân Quý Mão 2023.

Tiết mục văn nghệ khai hội.

Lễ hội Xòe Chiêng gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ với nghi lễ cúng Chiêng; phần hội gồm các hoạt động như thi nấu ăn, ném còn và tham gia các trò chơi dân gian, tham gia giao lưu văn nghệ…

Bản Bo, vùng đất phía Đông Nam của huyện Tam Đường với trên 5.000 nhân khẩu, 8 dân tộc anh em sống rải rác ở 13 bản, trong đó dân tộc Thái chiếm 47,5%. Cùng với cộng đồng người Thái Tây Bắc nói chung, ngưới Thái ở Bản Bo, Tam Đường vẫn giữ được những nét văn hóa riêng biệt, truyền thống từ bao đời nay, từ những nếp nhà sàn, những cọn nước để phục vụ sản xuất, hay những bộ áo cóm đã làm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, uyển chuyển của người con gái Thái…

Từ bao đời nay, múa xòe đã trở thành một nét văn hóa, phong tục truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng người dân tộc Thái. Nghệ thuật múa xòe truyền thống dân tộc Thái là kết quả sáng tạo nghệ thuật xuất phát từ lao động của cộng đồng người Thái nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của chính họ. Sau những ngày lao động mệt nhọc, hòa mình với nghệ thuật xòe không chỉ giúp mỗi người tìm lại cảm giác thư thái và hứng khởi mà còn làm cho mối quan hệ làng bản, quan hệ xã hội thêm gắn bó hơn, dễ gần nhau hơn. Từ đó, nghệ thuật xòe trở thành phương tiện giao tiếp, kết nối cộng đồng, trở thành biểu trưng cho tình đoàn kết, sự kết tinh kinh nghiệm sống và lối tư duy sáng tạo trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Thái; là cầu nối giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống con người Tây Bắc và góp phần làm giàu đẹp cho nghệ thuật múa dân gian Việt Nam.

Một số hình ảnh tại Lễ hội: 

Nghi lễ rửa chiêng thường được thực hiện tại những con suối ở gần bản, cầu mong cho những gì không may mắn theo dòng nước rửa trôi đi hết để đón những cái mới, những cái may mắn hơn đến với mọi người.
Đoàn rước Chiêng về khu vực chuẩn bị lễ cúng Chiêng.
Nghi lễ cúng Chiêng là một trong những nghi lễ mang tính đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái trước khi tiến hành Lễ hội Xòe Chiêng, với ý nghĩa cầu cho con người hòa thuận, đoàn kết, khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân được hưởng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Tiếng trống, chiêng vang lên, điệu xòe, điệu sạp sẽ bắt đầu cho Lễ hội Xòe Chiêng. 
Dòng người tấp nập từ khắp các nơi đổ về tham gia Lễ hội Xòe Chiêng.
Trò Tó má lẹ được các bà, các chị ưa thích tại Lễ hội.
Đến với Lễ hội, người dân và du khách chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc với cọn nước Nà Khương.
Không chỉ độc đáo với những điệu xòe, ẩm thực dân tộc Thái cũng thu hút du khách khi đến với Lễ hội.

 


Tác giả: Nguyễn Nga
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 312
Hôm qua : 8.531
Tháng 05 : 54.452
Năm 2024 : 942.764
Tổng số : 82.408.857