• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

(laichau.gov.vn)

Chiều nay (17/1), Thường trực Hội đồng Dân tộc phối hợp với UNICEF Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo tham vấn, đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo “Đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi”. Hội thảo được tổ chức trực tuyến đến 60 điểm cầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương của cả nước có liên quan đến công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 

Ông Y Thanh Hà Niê K’đăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; bà Lê Hồng Loan - Quyền Phó trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo. Dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan…

Dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào đạo, một số sở, ngành liên quan...

Quang cảnh Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Theo dự thảo báo cáo, những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương, công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những bước phát triển nhanh. Hệ thống trường lớp đảm bảo cho tất cả trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường và hoàn thành cấp học; chất lượng giáo dục được cải thiện và nâng cao; tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở ra lớp và hoàn thành cấp học tăng...

Hiện nay, cả nước nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đang triển khai thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Để đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có chất lượng và hiệu quả đòi hỏi cụ thể hóa những Nghị quyết của Quốc hội, pháp luật của Nhà nước và chính sách của Chính phủ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 trên địa bàn các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Đại dịch Covid-19 đã có những tác động đối với giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đòi hỏi cần có sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và cộng đồng để khắc phục hậu quả...

Quang cảnh Hội thảo qua các điểm cầu tại Hội thảo.

Tham gia ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đề xuất các nội dung liên quan đến việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới giáo dục và thực hiện Luật Giáo dục 2019 đang thực hiện; tác động của đại dịch Covid-19 đối với ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; việc biên soạn sách giáo khoa dạy song ngữ cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã phát biểu ý kiến. Theo đó đối với tỉnh Lai Châu, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo; tham mưu xây dựng Chương trình hành động cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đúng lộ trình quy định. Các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động, linh hoạt trong đổi mới công tác quản lý, giảng dạy và kiểm tra đánh giá phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19...

Đồng thời, tỉnh Lai Châu kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo: Bổ sung biên chế giáo viên đảm bảo thực hiện các môn mới trong nhóm các môn lựa chọn (âm nhạc, mỹ thuật...) để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; có chế độ trợ giá sách giáo khoa đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới; học sinh bán trú tiếp tục được hưởng chế độ trong 3 năm tiếp theo sau khi ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn...

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Y Thanh Hà Niê K’đăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh, các ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã ghi nhận việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hội thảo đã tập trung làm rõ những vấn đề chung trong dự thảo báo cáo đánh giá về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, từ đó có những kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội ngày càng đạt hiệu quả cao...


Tác giả: Kim Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 527
Hôm qua : 6.608
Tháng 03 : 224.431
Năm 2024 : 655.266
Tổng số : 82.121.359