• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

(laichau.gov.vn)

Ngày 22/12, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch số 3000/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Buổi truyền thông phòng, chống mua bán người của Hội LHPN tỉnh tổ chức tại xã Pắc Ta. (Ảnh minh họa: baolaichau.vn)

Mục đích của Kế hoạch nhằm xác định cụ thể trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Công ước ASEAN về phòng, chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước ACTIP), góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả phòng, chống mua bán người có tổ chức xuyên quốc gia và các loại tội phạm có liên quan.

Đồng thời, xác định nội dung, lộ trình nội luật hóa các quy định của Công ước ACTIP phù hợp với pháp luật, chính sách và điều kiện của địa phương; đảm bảo các yêu cầu về đối nội, đối ngoại, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN trong phòng, chống mua bán người; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Theo Kế hoạch, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố sẽ thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ACTIP và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; nội luật hóa và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước ACTIP; đẩy mạnh công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; tăng cường hợp tác quốc tế, bổ sung cơ chế hợp tác phòng, chống mua bán người phù hợp với Công ước ACTIP.

Lộ trình thực hiện được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2021 – 2022 sẽ tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyên sâu về Công ước ACTIP và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho người dân, các lực lượng chức năng của các sở, ngành có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là cơ quan tư pháp, Bộ đội Biên phòng. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống mua bán người phù hợp với quy định của Công ước ACTIP. Giai đoạn 2022 – 2025 sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này và tiến hành sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố ban hành kế hoạch của đơn vị hoặc bổ sung, lồng ghép nhiệm vụ vào các Kế hoạch, đề án, chương trình... bảo đảm thống nhất và hiệu quả khi thực hiện.

Giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực thực hiện Công ước ACTIP, tham mưu UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, hữu quan xây dựng cơ chế phối hợp, chế độ báo cáo, trao đổi thông tin, tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu quốc tế liên quan đến thực hiện Công ước ACTIP; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện Kế hoạch nhằm rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện Công ước ACTIP trong giai đoạn tiếp theo.

Giao Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác thi hành án dân sự về phòng, chống mua bán người và hỗ trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó nghiên cứu xây dựng và thực hiện quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng tiếp cận theo hướng bình đẳng giới, chú ý nhu cầu và đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em; thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và tại cộng đồng theo quy định pháp luật.

Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện công tác phòng, chống mua bán người trên các địa bàn biên giới theo quy định của pháp luật.

Giao Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ngành, địa phương có liên quan để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành.


Tác giả: Thu Hoài
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 521
Hôm qua : 7.037
Tháng 09 : 104.215
Năm 2024 : 1.910.260
Tổng số : 83.376.353