• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

(laichau.gov.vn)

UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Công văn số 697/UBND-KTN về việc tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Ảnh minh họa.

Công văn nêu rõ: Từ đầu tháng 10/2020 đến nay, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đã xảy ra tại 163 xã, thuộc 65 huyện của 18 tỉnh, thành phố (trong đó tỉnh Sơn La bệnh đã xảy ra tại 03 huyện Mộc Châu, Vân Hồ và Phù Yên) với tổng số gia súc mắc bệnh 2.240 con, 267 con chết và tiêu hủy. Hiện cả nước vẫn còn 44 ổ dịch tại 18 huyện của 08 tỉnh có gia súc mắc bệnh (Nam Định, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị và Thanh Hóa). Trên địa bàn tỉnh, hiện chưa ghi nhận trường hợp trâu, bò mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh VDNC. Tuy nhiên, do đặc tính của bệnh VDNC lây chủ yếu từ ruồi, muỗi, ve, mòng,… và qua việc vận chuyển, giết mổ gia súc bệnh, mang mầm bệnh nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào địa bàn tỉnh là rất cao.

Thực hiện Công văn số 1076/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 24/02/2021, để chủ động trong công tác phòng chống bệnh VDNC trên trâu bò, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT tập trung triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

Tiếp tục tổ chức triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh VDNC  theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh như: Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY ngày 09/12//2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò; Công văn số 2556/UBND-KTN ngày 09/11/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh VDNC.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC; hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện của bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chủ động áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng… tại khu vực chăn nuôi; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho gia súc.

Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò và tổng đàn trâu, bò trên địa bàn quản lý; chủ động nắm bắt, theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời xử lý ngay trong diện hẹp; xử lý nghiêm đối với các trường hợp giấu dịch, không khai báo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật (nhất là trâu, bò giống thực hiện các chương trình, dự án) và các sản phẩm của động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ trên địa bàn; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, tập kết, buôn bán động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch thú y.

Đối với các huyện chưa triển khai thực hiện Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2021, yêu cầu khẩn trương thực hiện để đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung và bệnh VDNC trên trâu, bò nói riêng.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật diễn biến dịch bệnh trong nước, các tỉnh giáp ranh; đồng thời căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh kịp thời, hiệu quả trong thời gian tới.


Tác giả: Thu Hoài biên tập
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 99
Hôm qua : 8.942
Tháng 04 : 186.929
Năm 2024 : 858.519
Tổng số : 82.324.612