A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

(laichau.gov.vn)

Sáng nay (10/5), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối từ điểm cầu Trung ương đến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu; các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố…

Theo báo cáo tại Hội nghị, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn những tháng đầu năm 2024 của cả nước đã đạt những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất về người và tài sản. 

Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long; hạn hán khu vực Tây Nguyên; mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ… Thiên tai đã làm 14 người chết, mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 399 tỷ đồng.

Tỉnh Lai Châu luôn xác định nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tỉnh. Hàng năm tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở; khảo sát, nhận định, dự báo các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai; chủ động xây dựng, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, thường xuyên tập huấn, tổ chức diễn tập ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra tại các cơ sở, không để bị động bất ngờ. Tập trung vào công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân để phòng, chống, ứng phó với thiên tai; chủ động, chuẩn bị trước về mọi mặt, phương tiện, vật chất với “phương châm 4 tại chỗ”...

Quang cảnh Hội nghị tại các điểm cầu.

Theo nhận định tình hình thiên tai và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 7 - 9/2024, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông xấp xỉ trung bình nhiều năm (khoảng 11 - 13 cơn trên biển Đông; 5 - 7 cơn đổ bộ vào đất liền), tập trung nhiều vào nửa cuối mùa mưa bão; lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và các sông suối nhỏ Bắc Bộ ở mức báo động 2 - 3; nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn do mưa lớn cục bộ; lũ quét, sạt lở đất nguy cơ cao xuất hiện tại các tỉnh khu vực vùng núi.

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành trung ương, địa phương tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thiên tai, công tác dự báo, cảnh báo và nhận định về tình hình thiên tai năm 2024. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm chủ động phòng chống, ứng phó với sự cố thiên tai và phương án tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra để hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng đã tích cực, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, góp phần làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian qua. Để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương án đã xây dựng trước mùa mưa lũ. Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng công tác dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chủ động, hiệu quả về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Đồng thời, tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tập trung vào thời điểm trước mùa mưa bão và những địa bàn trọng điểm thường có nguy cơ xảy ra sự cố, thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập theo phương án đã được phê duyệt. Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước, cơ quan chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, đảm bảo đủ năng lực, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Trọng Hải triển khai nhiệm vụ trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 của tỉnh sau Hội nghị trực tuyến.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị trực tuyến, tại điểm cầu UBND tỉnh Lai Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Trọng Hải - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiệm vụ trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 của tỉnh. Trong đó yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt các nội dung: Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 sát với tình hình thực tế của từng ngành, địa phương và đơn vị, có tính đến các yếu tố bất thường do biến đổi khí hậu; hướng xác định các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai, dự kiến kinh phí của địa phương để thực hiện công tác khắc phục, kinh phí đề nghị cấp tỉnh hỗ trợ; chuẩn bị tốt cho công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 lĩnh vực nông, lâm nghiệp; chú trọng rà soát các dự án sắp xếp dân cư, các tuyến kè, công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương rà soát các hồ chứa, thuỷ lợi, thuỷ điện chỉ đạo các chủ hồ xây dựng bản đồ ngập lụt, đảm bảo vận hành an toàn hồ chứa và vùng hạ lưu cho sản xuất, sinh hoạt của người dân...


Tác giả: Thu Hoài
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.145
Hôm qua : 3.846
Tháng 05 : 133.679
Năm 2024 : 1.021.991
Tổng số : 82.488.084