A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần giải pháp căn cơ, lâu dài cho công tác xoá mù chữ

(laichau.gov.vn)

Tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu chiều nay (11/3), Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng rất trăn trở trong công tác xoá mù chữ, đồng chí yêu cầu Ngành Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng Đề án, tham mưu những giải pháp căn cơ, lâu dài cho công tác này.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng chủ trì buổi làm việc.

 

Thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2019, cấp uỷ, chính quyền, Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xoá mù chữ các cấp đã chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng xoá mù chữ. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã phát huy vai trò tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp và đưa ra được những giải pháp để thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục (PCGD), xoá mù chữ (XMC) đảm bảo tiến độ, kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện… Nhờ vậy, tỷ lệ huy động đối tượng mù chữ, tái mù chữ tham gia học các lớp xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ ngày càng cao; tỷ lệ người biết chữ tăng; tỉnh, các huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ mức độ 1…

Đánh giá về công tác này, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng cần phải có những đánh giá chính xác về thực trạng của công tác xoá mù chữ, từ đó phải nhìn thẳng vào sự thật để những giải pháp căn cơ và có chiến lược lâu dài cho công tác này. Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xoá mù chữ, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định “Mù chữ đi liền với đói nghèo”, đồng thời liên quan chặt chẽ đến vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự, giải quyết việc làm…

Khẳng định Ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã cùng với cấp uỷ, chính quyền làm được rất nhiều việc khó. Tuy nhiên, là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, giao thông, với nhiều nền văn hoá khác nhau… đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác xoá mù chữ. Đồng chí yều cầu, Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng Đề án về công tác này mang tính quy mô, lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm, làm theo năm, theo vùng; không tham nhiệm vụ, không cầu toàn nhưng phải giải quyết được từng vấn đề; chú trọng cách làm, rà soát lại cách thức giảng dạy; cử những giáo viên ưu tú nhất xuống tận bản, nắm bắt tâm lý của người học, xây dựng phương pháp, sáng kiến dạy học đem lại hiệu quả cao nhất…

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đinh Trung Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.

 

Cần thiết ban hành, sửa đổi Nghị quyết vì thế hệ tương lai

Bàn về các dự thảo Nghị quyết: Quy định mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 24 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ tiền ăn bán trú cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở ở các xã khu vực II không được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2016/NĐ trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Các đại biểu dự buổi làm việc cơ bản đồng tình với sự cần thiết của các Nghị quyết này.

Việc ban hành Nghị quyết sẽ đảm bảo công bằng trong cấp học Mầm non, trẻ dưới 36 tháng tuổi được hưởng chế độ như trẻ Mẫu giáo; công bằng giữa các cấp học Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS) địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (vì hiện các chế độ chính sách đang tập trung cho đối tượng TH, THCS theo Nghị quyết số 116/2016/NĐCP và Nghị quyết số 19/2018/HĐND; trẻ mẫu giáo (3,4,5 tuổi) vùng đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP ngày 05/1/2018 quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em Mẫu giáo và chính sách giáo viên Mầm non); nâng tầm vóc, thể trạng cho trẻ; giảm bớt gánh nặng, áp lực cho các nhà trường trong điều kiện thiếu giáo viên, vừa phải chăm sóc, giáo dục trẻ, vừa phải làm công tác xã hội hoá giáo dục; với chính sách đặc thù, giúp các hộ gia đình vùng đặc biệt khó khăn gửi con, con được ăn trưa để cha mẹ an tâm lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo; đảm bảo và duy trì tốt hơn tỷ lệ chuyên cần, chất lượng giáo dục được cải thiện…

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng kết luận buổi làm việc.

 

Kết luận về nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng nhắc lại về tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng của tỉnh trong những năm qua không cải thiện nhiều, chính vì vậy việc ban hành, sửa đổi các Nghị quyết là rất cần thiết vì thế hệ tương lai của tỉnh. Đồng chí yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình tham mưu ban hành và sửa đổi Nghị quyết cần đánh giá làm nổi bật được điểm ưu việt khi ban hành, sửa đổi; đánh giá lại thực chất tỷ lệ ra lớp, chuyên cần… Đồng thời đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất xem chính sách hỗ trợ có đến được với học sinh hay không và không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách…


Tác giả: Lan Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.323
Hôm qua : 6.019
Tháng 04 : 133.677
Năm 2024 : 805.267
Tổng số : 82.271.360