A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Lai Châu: Sơ kết hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh

(laichau.gov.vn)

Chiều nay (1/8), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh chủ trì Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối từ điểm cầu tỉnh tới điểm cầu các huyện, thành phố.

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh có các thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu công tác tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lai Châu; Tổ Chỉ đạo triển khai công nghệ số cộng đồng tỉnh công tác tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Tại điểm cầu các huyện, thành phố: Đại diện lãnh đạo UBND, thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các huyện, thành phố; Tổ Chỉ đạo triển khai công nghệ số cộng đồng huyện, thành phố; đại diện các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố... dự Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Minh Hiệu - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông đã báo cáo kết quả chuyển đổi số của tỉnh 6 tháng đầu năm. Theo đó, thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia, công tác Chuyển đổi số của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt được những kết quả tích cực. Tỉnh đã ban hành 5 kế hoạch để tạo hành lang pháp lý cho thực hiện chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh; các văn bản triển khai, cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông đã được ban hành.

6 tháng đầu năm 2024, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành và Hệ thống thông tin cơ sở đã mở chuyên mục riêng về chuyển đổi số. Đã có hơn 1.000 tin bài được truyền thông từ đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân trong việc thực hiện chuyển đổi số, an toàn thông tin trên địa bàn.

Quang cảnh Hội nghị tại các điểm cầu.

Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối tới 100% các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện/thành phố; UBND xã/phường/thị trấn; tốc độ trung bình 20Mbs. Toàn tỉnh có 22 cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành và địa phương. Các cơ sở dữ liệu đang được duy trì và kết nối với các Hệ thống thông tin của bộ, ngành và của tỉnh để phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của tỉnh. Tỉnh đã hoàn thiện và vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) với 10 kết nối đã hoàn thành, 8 kết nối đang cập nhật. Các nền tảng khác như: Nền tảng khám chữa bệnh, nền tảng giao dịch thương mại điện tử, nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt… được tỉnh triển khai đưa vào sử dụng.

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tỷ lệ máy tính được cài đặt phần mềm tại các cơ quan Nhà nước của tỉnh là 87,4%. Tỉnh đã hoàn thành mô hình đảm bảo an toàn thông tin “4 lớp” theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, 540 học viên trên địa bàn tỉnh đã tham gia khóa bồi dưỡng được tổ chức trên nền tảng MOOCs. Số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo, tập huấn kỹ năng số: 70 hộ.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị.

Thực hiện chính quyền số, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến một phần là 16.597/21.755 đạt 76,3%; tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn trình là 23.490/27.000 đạt 87%. Dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 857 dịch vụ trong đó: một phần 579; toàn trình 278. 

Đến nay, đã có 315.015/495.000 người dân được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử (đạt khoảng 63,6% tổng dân số toàn tỉnh); đã triển khai thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu về giáo dục và đào tạo (đã kết nối 148.287/149.499, đạt 99.19% học sinh, 10.696/11.298, đạt 94.67% giáo viên kết nối, xác thực, chia sẻ thành công)...

Lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo phát biểu thảo luận tại Hội nghị.

Thảo luận tại Hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, Tổ giúp việc tập trung vào đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện chuyển đổi số trong thời gian qua; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển đổi số trong thời tới…

Cũng tại Hội nghị, UBND tỉnh đã lấy ý kiến về dự thảo Quyết định kiện toàn Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu và dự thảo Kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu.

Đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đã đánh giá cao, ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong triển khai giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm. Đồng thời đề nghị các cấp, các ngành cần xác định thứ tự ưu tiên trong chuyển đổi số cho phù hợp. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tham mưu cho Ban Chỉ đạo và tỉnh triển khai thực hiện chuyển đổi số; tham mưu hoàn thiện các tính năng chia sẻ dữ liệu, nền tảng số, tránh chồng chéo, trùng lắp. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và huy động sự vào cuộc của người dân về chuyển đổi số...

Yêu cầu các cơ quan đơn vị cần quyết liệt trong chỉ đạo về chuyển đổi số, đảm bảo hiệu quả thiết thực; triển khai nâng cao chất lượng dịch vụ, có lộ trình đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; có giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên môi trường mạng. Các nhà mạng đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng thông rộng đến tất cả các tổ dân phố, khu vực dân sinh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực vùng sâu vùng xa; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng chất lượng ở các vùng trắng, vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng. Chủ động phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tạm dừng phát sóng 2G….


Tác giả: Nguyễn Nga
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.130
Hôm qua : 10.543
Tháng 08 : 14.673
Năm 2024 : 1.624.619
Tổng số : 83.090.712