A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng A Tính tham gia Hội thảo “Góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” tại Sơn La

(laichau.gov.vn)

Sáng nay (23/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính cùng Đoàn công tác đã tham gia Hội thảo “Góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” tại Sơn La và có bài phát biểu đóng góp ý kiến tại đây.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo này do Thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc Hội chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức tại thành phố Sơn La. Hội thảo có sự tham dự của đồng chí Quàng Văn Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo tỉnh và một số sở ngành liên quan của các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu.

Tại Hội thảo này, lãnh đạo tỉnh và một số sở, ngành liên quan của 4 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu đã phát biểu tham luận vào nhiều nội dung như: Thực trạng và những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; ổn định đời sống các hộ tái định cư sau khi di chuyển đến nơi ở mới của các dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La; sự phù hợp thực tiễn của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong Điều 17 và các điều, khoản quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của tỉnh Hòa Bình; thực trạng và những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng đất rừng giao cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân của tỉnh Điện Biên; kết quả giao đất ở, đất sản xuất (theo chính sách của Luật Đất đai năm 2013) cho các hộ dân tộc thiểu số; khó khăn, vướng mắc và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới của tỉnh Lai Châu; đề xuất góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)...

Theo đó, đối với Lai Châu, kết quả sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013 toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 264.231 giấy/645.062 ha, đạt hơn 93% diện tích cần cấp. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha). Quá trình giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Lai Châu cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc về nguồn lực thực hiện (nguồn vốn; quỹ đất của địa phương…); về thu nhập, tập quán; về công tác quản lý Nhà nước về đất đai; về điều kiện tự nhiên như vị trí, địa hình, thiên tai…

Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính đã đề xuất tháo gỡ khó khăn về quyền lợi sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Điều 17 dự thảo Luật. Cụ thể như: Nội dung quy định như dự thảo chưa đảm bảo quan điểm “ưu tiên” của Đảng; vì vậy, tại điểm a, khoản 2, Điều 17: Đề nghị bỏ cụm từ “lần đầu”. Với lý do: Theo dự thảo tại khoản 1 Điều 118 quy định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 170 của Luật này. Tuy nhiên, đối với người đã được giao đất lần đầu mà thấp, chưa đảm bảo đủ theo hạn mức thì lần giao sau cũng cần phải được “ưu tiên” đối với diện tích trong hạn mức quy định. Do đó cần bỏ cụm từ “lần đầu” để đảm bảo sự công bằng cho người sử dụng đất. Đồng thời cần quy định bổ sung vào Điều 17 hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí trong các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai đối với người dân tộc thiểu số; quy định phân cấp cho Chính phủ ban hành Nghị định để hướng dẫn các chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số để triển khai thực hiện trên địa bàn đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Đồng thời đồng chí nhấn mạnh: Dự thảo Luật cần quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc giao đất, thuê đất, khoán đất ở, đất sản xuất để bà con ổn định cuộc sống, có đủ tư liệu sản xuất, tạo kế sinh nhai góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính cũng đã đề xuất với Hội đồng dân tộc của Quốc hội đề xuất với Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Đất đai các nội dung theo yêu cầu của Hội đồng dân tộc về: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số (Điều 42); Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; Trường hợp cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện (Điều 52); Thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (từ Điều 89 đến Điều 110); Đưa nội dung giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số vào trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm của địa phương (các Điều: 64, 65, 68, 73, 74). Đồng thời chỉ rõ các lí do đề xuất sửa đổi.


Tác giả: Nguyễn Trang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 867
Hôm qua : 6.019
Tháng 04 : 127.221
Năm 2024 : 798.811
Tổng số : 82.264.904