A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Trọng Hải tham dự Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

(laichau.gov.vn)

Nhằm thúc đẩy ngành Chè Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, sáng nay (5/11), tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) phối hợp tổ chức Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao. Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu dự và phát biểu tại Diễn đàn. 

Quang cảnh Diễn đàn.

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực truyến trên nền tảng zoom và trên các nền tảng đa phương tiện của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Dự Diễn đàn có đồng chí Lê Quốc Doanh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam; Nguyễn Quốc Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam…

Hình ảnh các đại biểu tham gia trực tiếp tại đầu cầu thị xã Phú Thọ
Các đại biểu dự Diễn đàn tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ.

Về phía lãnh đạo địa phương và khách mời có đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh Lai Châu...

Việt Nam có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp cho ngành Chè phát triển, với những thương hiệu chè nổi tiếng như: Shan tuyết (Hà Giang), Suối Giàng (Yên Bái), chè B’lao, Ô long Cầu Đất (Lâm Đồng), Chè cổ thụ (Lai Châu)... Ngành Chè thu hút lực lượng lao động lớn với hơn 6 triệu người từ 34 tỉnh thành trong cả nước. Sản phẩm chè của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là các thị trường như Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia…Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. 

Ngành Chè đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân, cải thiện kinh tế ở nhiều địa phương. Đồng thời, cũng đóng góp đáng kể đối với sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ thông tin về xây dựng thương hiệu chè, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đưa thương hiệu chè Việt sớm hội nhập quốc tế; đa dạng sản phẩm canh tác xanh cho cây chè…

ong ha trong hai
Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, Lai Châu là địa phương có điều kiện tự nhiên và đất đai thuận lợi, với 7/10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nên rất thích hợp để trồng chè. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 10.500ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh 8.400ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt trên 70 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi trên 58.000 tấn. Diện tích chè thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên 7.000ha, chiếm 67% tổng diện tích. Các công ty, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh đã chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất; đa dạng về mẫu mã, sản phẩm. Tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành các chính sách, hỗ trợ bà con phát triển ngành Chè như hỗ trợ 100% nguồn giống trong 3 năm đầu, chi phí đầu vào và đầu tư Nhà máy sản xuất và chế biến.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Trọng Hải nhấn mạnh: Thời gian tới tỉnh Lai Châu sẽ tập trung phát triển bền vững cây chè theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Song song với đó, phát triển du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra 1 kênh tiêu thụ chè tại chỗ thông qua du lịch...

Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm chè chất lượng cao tại Diễn đàn.

Diễn đàn được tổ chức nhằm trao đổi các kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ cây trồng khác sang trồng chè chất lượng cao, các yêu cầu thị trường đối với sản phẩm chè; đồng thời giải đáp những thắc mắc, khó khăn, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè an toàn, chất lượng cao trong thời gian tới.


Tác giả: Thu Hoài - Nguyễn Cường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.695
Hôm qua : 6.850
Tháng 12 : 35.775
Năm 2024 : 2.346.025
Tổng số : 83.812.118