• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

(laichau.gov.vn)

Hôm nay (9/11), UBND tỉnh Lai Châu ban hành Công văn số 4224/UBND-KSTT về việc triển khai Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Ảnh minh họa (Nguồn: Chinhphu.vn)

Công văn nêu rõ: Ngày 06/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 131/NQ-CP về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp. Xác định cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh cải cách hành chính của tỉnh; tạo đột phá trong cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, hiện đại, hiệu quả, liêm chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Để triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách TTHC và chuyển đổi số đối với cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân; sử dụng nền tảng công nghệ thông tin, mạng xã hội làm công cụ để kết nối, tuyên truyền, phổ biến kỹ năng số đến người dân.

b) Thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý nhằm phát hiện những nội dung vướng mắc, bất cập, chồng chéo, gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, từ đó kịp thời phản ánh, kiến nghị với các bộ, ngành về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

c) Tiếp tục thực hiện các giải pháp theo hướng giảm thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp để cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh. Đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đăng ký đất đai và quản lý hành chính đất đai theo các giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

- Tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang bộ và phương án phân cấp trong giải quyết TTHC tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Tập trung rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước theo Kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 theo đúng tiến độ đề ra.

d) Thực hiện có hiệu quả, thực chất “Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính” trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trong đó tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Quan tâm đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo các điều kiện trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và số hóa hồ sơ TTHC theo quy định; nhất là ở cấp cơ sở, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận với công nghệ thông tin. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Bộ phận Một cửa các cấp; triển khai Bộ nhận diện thương hiệu Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã theo Công văn số 2409/UBND-KSTT ngày 11/7/2022 của UBND tỉnh Lai Châu.

- UBND cấp huyện đẩy nhanh tiến độ cấp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho cán bộ Bộ phận Một cửa cấp huyện (trước ngày 01/12/2022); khẩn trương hoàn thành việc cấp chữ ký số cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ liên quan đến 25 DVC thiết yếu thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND cấp huyện, cấp xã (theo Đề án 06).

- Quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, giải quyết TTHC, dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, kiên quyết xử lý theo đúng quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tự ý đặt ra TTHC không đúng quy định hoặc để chậm, muộn nhiều lần.

- Công khai, minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, đảm bảo 100% TTHC được công bố, công khai đầy đủ, đúng hạn; 100% các hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan, đơn vị được cập nhật, theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân, doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.

- Thực hiện, kịp thời đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công. Tăng cường trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong giải quyết các TTHC, yêu cầu tất cả hồ sơ TTHC để chậm, muộn đều phải có báo cáo giải trình lý do với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện xin lỗi người dân theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính.

- Thực nghiêm việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về vướng mắc, bất cập trong thực hiện TTHC; phản ánh kiến nghị về hành vi của cán bộ, công chức trong thực hiện TTHC theo quy định, tránh để trường hợp phản ánh, kiến nghị kéo dài, vượt cấp.

đ) Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, sâu rộng trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, trong đó tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8/4/2022 và các văn bản chi đạo của UBND tỉnh đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.

- Hướng dẫn, tổ chức triển khai số hóa đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức tham gia việc tiếp nhận và giải quyết TTHC, đảm bảo 100% kết quả giải quyết TTHC được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện số hóa giải quyết TTHC, đảm bảo nguyên tắc người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan hành chính nhà nước, không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được số hóa theo đúng quy định.

- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thành việc xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết TTHC để bảo đảm 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết có thông tin, dữ liệu tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

- Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, trong đó thực hiện tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ để xây dựng hoặc hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến, tích hợp, cung cấp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết, đảm bảo nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm. Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để xảy ra tình trạng chậm muộn; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền giảm phí, lệ phí trong trường hợp thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện; rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu số hóa; đẩy nhanh việc thực hiện ký số trên thiết bị di động.

- Tích hợp, công bố, công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh chính xác, đầy đủ, kịp thời theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung vào các lĩnh vực như: Đăng ký doanh nghiệp; quản lý đầu tư nước ngoài; giấy phép lái xe; giấy phép kinh doanh vận tải; cấp (đổi) biển hiệu, phù hiệu xe ô tô; hộ tịch điện tử; lý lịch tư pháp; đăng ký, cấp phép hành nghề khám, chữa bệnh; xây dựng; cấp bản sao chứng thực điện tử;...

e) Sử dụng Bộ chỉ số Chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ) làm công cụ để chỉ đạo, điều hành việc giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

g) Tổ chức triển khai, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra tại các Kế hoạch số 457/KH-UBND ngày 18/2/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa  bàn  tỉnh  Lai  Châu; Kế hoạch  2185/KH-UBND  ngày  27/06/2022  của  UBND tỉnh  về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Kế hoạch số 457/KH-UBND  ngày 18/02/2022 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương liên quan đến Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương; phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể trong triển khai thực hiện.

h) Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề mới, phức tạp cần có sự phối hợp liên ngành đối với các nội dung quan đến việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

i) Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền, chậm nhất tháng 12/2023 hoàn thành việc xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử tại chính quyền cấp xã. Rà soát chế độ báo cáo định kỳ để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/1/2019 của Chính phủ.

Định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện thực hiện Nghị quyết cùng kỳ báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Công an tỉnh

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các Sở, ban,  ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án 06 và Công văn số 7418/VPCP-KSTT ngày 03/11/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc đôn đốc thực nhiệm vụ triển khai Đề án 06 theo đúng tiến độ đề ra, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ.

3. Văn phòng UBND tỉnh

a) Công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ tổng hợp, công khai danh sách tổ chức, cá nhân chậm muộn trong giải quyết TTHC, dịch vụ công trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh theo yêu cầu tại Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ.

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu kết quả giải quyết TTHC từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu đã số hóa.

c) Căn cứ hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ triển khai phân hệ Hệ thống thông tin theo dõi nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa chế độ báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/1/2019.

d) Quản lý, vận hành Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, lưu trữ điện tử đảm bảo việc tái sử dụng các giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

đ) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đảm bảo, nâng cao chỉ số, thứ hạng của tỉnh theo Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ; định kỳ hàng quý hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo gửi kết quả thực hiện trình UBND tỉnh gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Sở Tư pháp

a) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tư pháp và theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực bảo sao điện tử từ bản chính; thực hiện việc cấp bản sao điện tử từ sổ gốc để đảm bảo giá trị pháp lý của giấy tờ, tài liệu do tổ chức, cá nhân thực hiện.

b) Đôn đốc, theo dõi tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) theo Kế hoạch số 2305/KH-UBND ngày 04/7/2022 của UBND tỉnh về cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2022 -2025 và Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 14/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số Quản trị và Hành chính công (PAPI) của tỉnh Lai Châu.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh Lai Châu, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra. Theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo. Định kỳ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đúng thời hạn theo quy định.

b) Theo dõi, tổng hợp, đôn đốc kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Hằng năm, tham mưu tổ chức phân tích đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI). Phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án đẩy mạnh cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tại Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ. Khuyến khích việc huy động theo quy định của pháp luật các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để triển khai Nghị quyết.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Thường xuyên giám sát, kiểm tra an toàn thông tin và điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng đối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

b) Đảm bảo mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước hoạt động thông suốt, ổn định đáp ứng các yêu cầu về hiệu năng, băng thông phục vụ trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.

c) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước các cấp.

d) Chủ trì, phối hợp với Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan truyền thông tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực thông tin, tuyên truyền, phổ biến về công tác cải cách hành chính, cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp.


Tác giả: Thu Hoài
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.759
Hôm qua : 8.942
Tháng 04 : 190.589
Năm 2024 : 862.179
Tổng số : 82.328.272