A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Dù chuyển từ bệnh nhóm A xuống nhóm B thì COVID-19 vẫn có tính đặc thù

(laichau.gov.vn)

Mặc dù Việt Nam chưa chuyển đổi dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B nhưng nhiều hoạt động đã thực hiện như nhóm B.

Nhiều hoạt động đã thực hiện như nhóm B

Phát biểu tại Quốc hội sau các ý kiến đại biểu về việc chuyển từ bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, ngày 5/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch COVID-19 không còn tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc.

Bộ trưởng cũng cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành rà soát quy định pháp luật, tham khảo kinh nghiệm các nước, cũng như rà soát các biện pháp thực tiễn phòng, chống dịch của Việt Nam, xây dựng hồ sơ phân loại để chuyển từ bệnh nhóm A sang nhóm B. 

Dự kiến cuối tuần này, Thủ tướng sẽ chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo quốc gia để bàn thảo các vấn đề liên quan nội dung này. Bộ Y tế cũng xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững và đề xuất đưa vaccine COVID-19 vào tiêm chủng thường xuyên.

Điều kiện gì để chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B? - Ảnh 2.
Bộ Y tế đang phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng hồ sơ để chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B.

Trao đổi với phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, hiện tình hình dịch COVID-19 tại nước ta vẫn được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế. 

Với các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch... Những trường hợp này bệnh có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm, chứ không riêng gì với COVID-19. Khi những đối tượng trên nhiễm các bệnh do virus miễn dịch giảm, dễ mắc thêm bệnh khác dẫn đến bệnh trở nặng và tử vong.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Việt Nam đã thực hiện Chiến lược "thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP từ tháng 10/2021. 

Mặc dù chúng ta chưa chuyển đổi dịch COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B nhưng nhiều hoạt động đã thực hiện như nhóm B, đó là việc mở cửa, không cấm đoán đi lại, du lịch, tổ chức hội họp, tổ chức sự kiện, không yêu cầu xét nghiệm bắt buộc, nới lỏng cách ly… để làm ăn kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội...

Có tính đặc thù

Về vấn đề này, chuyên gia y dịch tễ cho biết, việc chuyển phân loại bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Theo phân tích của PGS.TS Trần Đắc Phu, chúng ta phải thấy rõ là mặc dù nếu có xếp COVID-19 ở nhóm B cùng với các bệnh truyền nhiễm khác, thì COVID-19 vẫn phải là bệnh có tính đặc thù vì WHO chưa công bố kết thúc đại dịch COVID-19, đồng thời, WHO vẫn khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng, chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch dịch bền vững, lâu dài. 

Như vậy về chính sách, kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian, theo ông cần làm sao chúng ta theo dõi được sát tình hình dịch bệnh để có đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, vừa kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân. Đặc biệt lưu ý, các hoạt động giám sát, dự phòng cá nhân, tiêm chủng, truyền thông, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương…

Điều kiện gì để chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B? - Ảnh 3.
Bộ Y tế cũng xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững và đề xuất đưa vaccine COVID-19 vào tiêm chủng thường xuyên.

Trước đó, trả lời báo chí hồi đầu tháng 5, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nêu rõ: công bố của WHO về việc COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh việc tuyên bố không có nghĩa là COVID-19 không còn là mối đe dọa hay COVID-19 ít nguy hiểm hơn.

WHO đánh giá rủi ro nguy cơ về COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn cầu, dù số mắc và số ca tử vong giảm trên toàn cầu nhưng từng khu vực vẫn có sự gia tăng. Bản thân virus SARS-CoV-2 vẫn có biến đổi, thay đổi. Nếu như đầu tháng 4, WHO công bố có khoảng 400-500 biến thể phụ của Omicron nhưng đến đầu tháng 5, con số này đã là 900.

Với Việt Nam, chúng ta đã đưa ra các đáp ứng phù hợp với tình hình dịch tễ trong bối cảnh từng thời kỳ. Các hoạt động phòng chống dịch tại nước ta có sự chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua, đặc biệt từ tháng 10/2021 chúng ta đã chuyển sang thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát có hiệu quả. Đặc biệt, Nghị quyết 38 vào tháng 3/2022 có kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong đó có dịch COVID-19

Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch ứng phó bền vững với đại dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó có tính đến bối cảnh có biến thể mới nguy hiểm xuất hiện, dịch lan rộng…; Tăng cường giám sát lồng ghép COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

 Cập nhật ngày 30/5/2023.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.354
Hôm qua : 5.749
Tháng 11 : 106.222
Năm 2024 : 2.259.126
Tổng số : 83.725.219