• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Triển khai nhiệm vụ năm 2022

(laichau.gov.vn)

Sáng nay (31/12), Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành dự và chỉ đạo Hội nghị.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Dự Hội nghị tại điểm cầu Lai Châu có đồng chí Hà Trọng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và các đơn vị có liên quan.

Năm 2021 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, đặc biệt là nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của các địa phương, của toàn ngành Tài nguyên và Môi trường với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả". Đến nay, toàn ngành đã đạt được những chỉ tiêu cơ bản đặt ra trong năm 2021, đóng góp trực tiếp, quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. 

Nổi bật như đã tháo gỡ những vướng mắc thể chế để phát huy nguồn lực tài nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội, nút thắt về quỹ đất đai được giải quyết, vướng mắc về nguyên liệu khoáng sản cho sản xuất từng bước được tháo gỡ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án hạ tầng quan trọng, bình ổn thị trường vật liệu xây dựng; bảo vệ nguồn nước, phòng chống hạn hán; nguồn thu ngân sách từ đất đai đạt gần 15,2% ngân sách nội địa; nguồn thu từ khoáng sản đạt 4.589 tỷ đồng; thu từ tài nguyên nước đạt khoảng 5.900 tỷ đồng… Đồng thời, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tăng cường điều tra, nghiên cứu địa chất phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cảnh báo thiên tai; xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, hoàn thành các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường. Các chỉ số về bảo vệ môi trường đã đóng góp quan trọng đưa chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam ở vị trí 51/165 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 37 bậc so với năm 2016.

Quang cảnh Hội nghị tại các điểm cầu.

Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thúc đẩy với 95% số thủ tục hành chính được trả kết quả đúng hạn; 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện liên thông thủ tục đất đai với các tổ chức tín dụng trong thanh toán nghĩa vụ tài chính giúp cắt giảm thời gian chi phí tuân thủ thủ tục cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, thiết lập các nền tảng hạ tầng số cho xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý, triển khai các kế hoạch để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với thủ tục đất đai và môi trường tăng 4,14% so với năm 2020…

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung vào các giải pháp tăng cường quản lý nguồn tài nguyên, khoáng sản; giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế, năng lượng xanh, sạch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường…

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh nguồn: Khương Trung/qdnd.vn)

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã biểu dương sự nỗ lực của toàn ngành trong triển khai nhiệm vụ năm 2021. Đồng thời đề nghị năm 2022 ngành Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn trong quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác điều tra đánh giá trữ lượng khoáng sản, tạo hành lang pháp lý cho các dự án trọng điểm quốc gia; triển khai các giải pháp đột phá kết quả của Hội nghị COP26; xây dựng nền tảng hạ tầng số, hiện đại hóa công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, phát huy các nguồn lực tài nguyên… phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Tác giả: Nguyễn Nga
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 232
Hôm qua : 9.410
Tháng 04 : 196.472
Năm 2024 : 868.062
Tổng số : 82.334.155