• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Họp trực tuyến ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền núi phía Bắc

(laichau.gov.vn)

Chiều nay (8/8), Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức Họp trực tuyến với các bộ, ngành và 14 điểm cầu các tỉnh miền núi phía Bắc để ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền núi phía Bắc. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì Hội nghị.

Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Dự cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các đơn vị có liên quan…

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 8/8, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất khu vực miền núi phía Bắc đã làm 11 người chết, 3 người bị thương; 58 nhà bị sập, 297 nhà bị hư hại; 170ha lúa, hoa màu và 11ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 11 công trình thủy lợi, nước sạch, kè và 6 trường học bị sạt lở, hư hỏng.

Mưa lớn gây sạt lở 125 điểm trên các tuyến Quốc lộ 4H, 279D, 32, 6, 70; hiện nay Quốc lộ 279D, 32 trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Yên Bái chưa thông xe. Ngoài ra, còn hàng trăm điểm sạt lở trên các tuyến Tỉnh lộ, giao thông địa phương.

Đối với tỉnh Lai Châu, từ ngày 4 - 8/8, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất làm thiệt hại về người, công trình cơ sở hạ tầng và tài sản của Nhân dân.

Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh nhấn mạnh: Lai Châu là tỉnh còn khó khăn, địa hình chia cắt, hiểm trở, mùa mưa thường xuyên xảy ra mưa đá, gió lốc, trượt, sạt, lũ quét. Các công trình cơ sở hạ tầng kết nối giao thông, thông tin liên lạc của các xã trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ; dân cư phân tán, nhiều điểm dân cư gắn với nơi sản xuất rất xa với các trung tâm. Khi có tình huống thiên tai xảy ra, việc  nắm bắt  thông tin, huy động lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục thiên tai đối với các khu vực vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa rất khó khăn...

Hiên tỉnh Lai Châu đang tiếp tục theo dõi, nhận diện lại địa hình, địa chất đối với những vùng có nguy cơ cao, bố trí lực lượng thường trực, tập trung nguồn lực, vật lực cho việc di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có tình huống xảy ra… Đồng thời, bố trí nơi ở, khắc phục sản xuất cho người dân; kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất gây ra… Tăng cường trực ban và cử lực lượng xuống địa bàn bám, nắm, vận động tuyên truyền, cảnh báo người dân nâng cao ý thức và kỹ năng phòng tránh, không đánh bắt cá, vớt củi trên lòng sông, suối, lòng hồ, không lên lán nương; bố trí người hỗ trợ tại các điểm đang bị sạt lở để hỗ trợ, cảnh báo...

Thảo luận tại cuộc họp, đại biểu đại diện các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc tập trung vào các giải pháp nâng cao khả năng dự báo tình hình, ảnh hưởng của mưa lũ; nâng cao khả năng ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất cho người dân...

Quang cảnh cuộc họp tại các điểm cầu.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của các tỉnh trong ứng phó, khắc phục mưa lũ, sạt lở đất gây ra. Đồng chí yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện chỉ đạo của Chính phủ về phòng, chống thiên tai mưa lũ, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, chủ động xây dựng phương án sẵn sàng di chuyển, sơ tán người dân trong tình huống khẩn cấp; dừng các hoạt động tập trung đông người, lễ hội không cần thiết; tổ chức lực lượng theo dõi chặt chẽ, khuyến cáo người dân không đến những nơi có rủi ro cao; phát huy mạng lưới truyền thông cơ sở, người có uy tín; huy động nguồn lực trang thiết bị trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; túc trực đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, khôi phục sản xuất; rà soát đảm bảo an toàn các hồ chứa, đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa vùng hạ du… Tăng cường công tác thông tin truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân chủ động ứng phó với thiên tai, bão lũ, sạt lở đất…


Tác giả: Nguyễn Nga
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.625
Hôm qua : 6.525
Tháng 05 : 53.319
Năm 2025 : 802.108
Tổng số : 84.759.041