A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024

(laichau.gov.vn)

Tối nay (22/11), tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, UBND huyện Tam Đường long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên”. Các đồng chí: Vũ Mạnh Hà - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ Khai mạc.

Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc.

Dự Lễ Khai mạc còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lai Châu; đại diện lãnh đạo thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, các phòng chuyên môn các huyện, thành phố và huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; lãnh đạo các xã, thị trấn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; các Trưởng đoàn, huấn luyện viên, vận động viên tham gia các Giải đấu, Nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh…

Đồng chí Tẩn Thị Quế - Bí thư Huyện ủy Tam Đường đánh trống khai mạc Lễ hội.

Phát biểu Khai mạc Lễ hội, đồng chí Vũ Xuân Thịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 nhấn mạnh: Lễ hội PuTaLeng là dịp để khẳng định về một thương hiệu Lễ hội mới, hình thành một sự kiện thường niên, tạo nên sản phẩm du lịch, văn hoá đặc sắc của huyện. Đồng thời quảng bá, giới thiệu tới Nhân dân và du khách về đỉnh PuTaLeng hùng vĩ cao 3.049m, là một trong số 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, là núi có rừng Đỗ quyên được Hội kỷ lục gia Việt Nam xác lập kỷ lục “Huyện có rừng hoa Đỗ Quyên cổ thụ tập trung trên núi PuTaLeng (độ cao 2.619m) với diện tích lớn nhất”.

Đồng chí Vũ Xuân Thịnh - Phó Chủ tịch UBDND huyện Tam Đường, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội phát biểu khai mạc Lễ hội.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường mong muốn sau chuỗi sự kiện này, mỗi vận động viên, Nhân dân, du khách sẽ là một sứ giả giúp Tam Đường truyền đi thông điệp: Tam Đường - Lai Châu là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện, mến khách; huyện Tam Đường sẵn sàng chào đón du khách và các nhà đầu tư từ mọi miền tổ quốc đến để khám phá, tận hưởng và cùng hợp tác, đầu tư xây dựng, phát triển mảnh đất Tam Đường ngày càng giàu đẹp, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng và truyền thống văn hoá đặc sắc, con người cần cù, sáng tạo, vượt khó của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Lễ hội cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu về văn hóa, phong tục, tập quán, thiên nhiên, con người Tam Đường đến với Nhân dân và du khách. Là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch tại địa phương. Đây cũng chính là cơ hội để gắn kết, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, giới thiệu với đông đảo bạn bè, Nhân dân và du khách về tiềm năng, thế mạnh của huyện Tam Đường. Qua đó, góp phần “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn huyện theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ, Nghị quyết số 03-NQ/HU của Huyện ủy Tam Đường.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) trao Quyết định và Bằng công nhận cho huyện Tam Đường.

Tại Lễ khai mạc, Trung ương Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố Quyết định và trao Bằng công nhận rừng Đỗ Quyên cổ thụ tập trung trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Ban Tổ chức Lễ hội trao cờ lưu niệm cho các xã, thị trấn tham gia Lễ hội.

Ngay sau Lễ khai mạc, các đại biểu, Nhân dân và du khách đã được thưởng thức Chương trình nghệ thuật vô cùng độc đáo được dàn dựng hết sức công phu với với màn khai từ Xứ sở Đỗ Quyên; Tam Đường yêu thương; Tam Đường mùa hội PuTaLeng. Đến với Tam Đường - Lai Châu để cùng khám phá văn hóa đặc trưng của 12 dân tộc anh em, cùng nhau thưởng thức ẩm thực của đồng bào các dân tộc: Thái, Mông, Dao, Lào, Lự. Toàn huyện Tam Đường có 15 điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh vô cùng hấp dẫn: Thác Tác Tình mùa nước đổ như mái tóc buông dài của nàng thiếu nữ tuổi đôi mươi, ngắm bản người Dao Sì Thâu Chải mỗi độ xuân về, hoa đào phai khoe sắc ửng hồng như má người thiếu nữ. Ngắm một trong tứ đại đỉnh đèo từ điểm du lịch Cầu kính Rồng mây, ngắm nhìn những cọn nước vẫn miệt mài chảy đưa nước đến đồng ruộng, đưa du lịch về với bản làng.

Chương trình nghệ thuật xứ sở hoa Đỗ Quyên.

Về Tam Đường - Lai Châu - về với những đỉnh núi cao kỳ vĩ mà dường như chỉ cần chạm tay là với tới trời xanh. Cùng khám phá rừng Đỗ quyên rực rỡ muôn sắc màu, đỉnh Putaleng hùng vĩ - nóc nhà thứ 2 của Đông Dương. Tam Đường là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, có vị trí địa lý chiến lược giáp danh với điểm du lịch nổi tiếng Sapa là điều kiện thuận lời để phát triển du lịch. Tam Đường được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, nơi đây có 12 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều mang những nét văn hóa độc đáo riêng biệt, là vùng đất của của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc. Cùng đến với Tam Đường để khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của một miền văn hóa giàu bản sắc.

Kết thúc Chương trình khai mạc, các đại biểu và Nhân dân được thưởng thức màn pháo hoa lung linh sắc màu bên hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường.

Màn pháo hoa lung linh sắc màu bên hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường.

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 22/11 đến hết ngày 24/11/2024) tại thị trấn Tam Đường và các điểm du lịch phụ cận với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Giải dù lượn đường trường PuTaLeng Việt Nam mở rộng lần thứ III năm 2024; giải bóng chuyền da huyện Tam Đường mở rộng lần thứ I, năm 2024; giải đua bè trên Hồ Mường Lự; triển lãm ảnh đẹp Tam Đường; thi ẩm thực cộng đồng; liên hoan khèn Mông huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2024; giải chạy truyền thống Putaleng mở rộng lần thứ II, năm 2024 chinh phục thác Tác Tình; thi đấu các môn thể thao dân tộc; tham quan không gian văn hóa 07 dân tộc đặc trưng trên địa bàn huyện được phục dựng hết sức công phu: Kinh, Thái, Mông, Dao, Giáy, Lào, Lự; trải nghiệm, khám phá các trích đoạn nghi thức, Lễ hội đặc sắc của các dân tộc ...


Tác giả: Nguyễn Nga - Thu Hoài
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.644
Hôm qua : 6.850
Tháng 12 : 35.724
Năm 2024 : 2.345.974
Tổng số : 83.812.067