A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tả Lèng mùa nước đổ

(laichau.gov.vn)

Vào tháng 5, tháng 6 hằng năm, mùa nước đổ cũng là lúc người dân nơi rẻo cao xã Tả Lèng, huyện Tam Đường lấy nước để cấy vụ mùa. Khung cảnh làm đất, cấy cày trên những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình.

1

Đứng từ trên cao cánh đồng Thèn Pả - nơi có diện tích ruộng bậc thang nhiều nhất của địa phương, du khách sẽ được ngắm những ngôi nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, Dao xen lẫn là những cung đường quanh co. Phóng tầm mắt, du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên khi người dân đang xuống đồng cấy cày. Mùa nước đổ càng làm cho những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc nơi rẻo cao Tây Bắc.

2

Nằm dưới chân núi Tả Liên Sơn, từ lâu địa danh Tả Lèng nổi tiếng với những cung ruộng bậc thang đẹp kỳ vĩ đến nao lòng người. Nhờ chăm sóc, bảo vệ tốt rừng nên quanh năm đảm bảo nước tưới cho những thửa ruộng bậc thang. Cùng với sự quan tâm đầu tư của nhà nước, của tỉnh, huyện nên Tả Lèng được kiên cố hóa kênh mương dẫn nước về những diện tích đất khô cằn để khai hoang thêm. Từ một vụ đến nay nhiều diện tích có thể cấy hai vụ và máy móc hỗ trợ thêm cho bà con trong làm đất.

3

Theo người dân nơi đây chia sẻ, ruộng bậc thang được làm cỏ, cày ải, tháo nước từ đầu tháng 5, đến cuối tháng 5 và tháng 6 sẽ tiến hành cấy. Nước từ các khe núi, kênh mương được đổ vào ruộng phía trên cao, rồi lại chảy xuống ruộng thấp. Những thửa ruộng bậc thang được phủ đầy nước dưới ánh nắng mặt trời tạo nên mặt gương loáng, cộng với đường nét của bờ ruộng tầng tầng, lớp lớp, xen lẫn là màu xanh của những thửa ruộng mạ mới cấy tạo nên bức tranh đa sắc màu giữa đất trời hùng vĩ. Những thửa ruộng bậc thang hôm nay không đơn thuần là phương thức sản xuất nông nghiệp mà còn thấm đẫm giá trị lịch sử - văn hóa, tinh thần cố kết cộng đồng, nỗ lực chinh phục tự nhiên, vươn lên trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn của đồng bào các dân tộc nơi đây.

4

Được biết, xã Tả Lèng có 300ha đất canh tác lúa chủ yếu là ruộng 1 vụ, gieo cấy giống: Tạp giao, Tẻ râu, lúa địa phương. Năm 2023, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha. Ông Giàng A Sình – Phó Chủ tịch UBND xã Tả Lèng, huyện Tam Đường: “Tranh thủ thời tiết thuận lợi cấp ủy, chính quyền địa phương đang tuyên truyền, vận động người dân làm đất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, hoàn thành mùa vụ. Vài năm trở lại đây nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với việc đưa cơ giới hóa phục vụ cho canh tác làm đất. Cùng với việc chủ động về khung thời vụ, việc tu sửa, nạo vét, khơi thông lại hệ thống kênh mương cũng được xã triển khai kịp thời đảm bảo nước tưới cho cây lúa. Hướng dẫn bà con quy trình, kỹ thuật làm đất, cấy lúa; vận động Nhân dân mua thêm phân vô cơ để bón lót, bón thúc cho lúa trong giai đoạn đầu sinh trưởng”.

5

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cùng với sự chủ động của đồng bào các dân tộc nơi vùng cao Tả Lèng trong triển khai sản xuất vụ mùa, tin rằng những thửa ruộng bậc thang nơi đây sẽ mang lại cho cây lúa năng suất cao nhất. Từ đó nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân dưới chân núi Tả Liên Sơn hùng vĩ.

Dưới nắng vàng rực rỡ, những cung ruộng bậc thang Tả Lèng hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp nơi rẻo cao Tây Bắc.

6

7

8

9

10

11

12

13

Cập nhật ngày 31/5/2024


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.831
Hôm qua : 8.063
Tháng 06 : 194.197
Năm 2024 : 1.278.528
Tổng số : 82.744.621