• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Các hành vi vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 sẽ bị xử lý kịp thời, đúng người, đúng mức độ vi phạm

(laichau.gov.vn)

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quyết liệt để chỉ đạo các cấp, các ngành, người dân cả nước phòng, chống dịch với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Trong khi toàn xã hội có sự đồng thuận, đoàn kết, quyết tâm phòng, chống dịch bệnh thì có một bộ phận người dân chưa chấp hành tốt các quy định của nhà nước; hành vi của họ đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực của nhà nước và của xã hội, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, công ăn việc làm của người lao động trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, qua công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) và xử lý hình sự trong phòng chống dịch bệnh CoVID-19 tại một số ngành, địa phương cho thấy còn chưa kịp thời, chưa cương quyết.

Lực lượng Công an tỉnh xử lý nghiêm trường hợp đăng tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên trang mạng xã hội (Facebook). Ảnh: Ngọc Sánh.

 

Nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, việc xử lý các hành vi vi phạm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 cần phải được thực hiện kịp thời, đúng người, đúng mức độ vi phạm sẽ có tác dụng răn đe, giáo dục mọi người tự giác chấp hành các quy định. Vì vậy, Sở Tư pháp đã ban hành văn bản số 266/STP-XDKT&THPL ngày 06/3/2020 hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện một số nội dung về xử lý một số hành vi vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cụ thể:

Hành vi vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03 ngày đối với hành vi:

Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiêm mà cơ quan nhà nước có thấm quyền về y tế đã công bố.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

1. Phạt Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi :

Không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Hành vi vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

- Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

- Không thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm đang được khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn;

- Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh;

-Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 9 Nghị định sổ 176/2013/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế  đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

- Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Căn cứ pháp lý: điểm a, điểm b khoản1, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với một trong các hành vi sau:

- Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

- Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Căn cứ pháp lý: điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Cụ thể: Người không đeo khẩu trang nơi công cộng tại các nơi công cộng (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...); không chấp hành biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. ..

- Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: điểm a, b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi:

Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch

Căn cứ pháp lý: điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đối với hành vi:

Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

Căn cứ pháp lý: điểm b khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

-  Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Căn cứ pháp lý: điểm a, b, c khoản 4 Điều 11Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

- Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch.

Căn cứ pháp lý: điểm a, b khoản 5 Điều 11Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;

- Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

- Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

Căn cứ pháp lý: điểm a, b, c khoản 6  Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi: Vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Ví dụ: Hành vi vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng hoặc  trên vỉa hè, đường phố.

Căn cứ pháp lý: điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi: Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) đối với một trong các hành vi:

- Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, to chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;

- Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác...

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (từ ngày 15/4/2020 sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử).

* Lưu ý: Trường hợp nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức tiền phạt áp dụng đối với cá nhân thì khi áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân và ngược lại.

Một số hướng dẫn liên quan đến xử lý hình sự

Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trong thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành văn bản số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, theo đó hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh như:

1. Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:

+ Trốn khỏi nơi cách ly;

+ Không tuân thủ quy định về cách ly;

+ Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

+ Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

2. Người chưa bị xác định mắc bệnh COVID-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự:

+ Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa;

+ Không tuân thủ quy định cách ly;

+ Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

+ Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

3. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.

4. Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự.

5. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

6. Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự.

7. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự.

8. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự.

9. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.


Tác giả: ĐL
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.856
Hôm qua : 7.946
Tháng 03 : 152.197
Năm 2024 : 583.032
Tổng số : 82.049.125