A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

(laichau.gov.vn)

Chiều nay (31/12/), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối đến 62 điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. Dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Ma Lù Thàng, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo, Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tài chính.

Theo đó, bám sát chủ đề năm 2024 của Chính phủ “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững”, ngành Tài chính đã chủ động quyết liệt triển khai các nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước ngay từ đầu năm. Trong đó, tập trung thực hiện công tác xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án; điều hành chính sách tài khóa; quyết liệt công tác thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-65,%) thuộc nhóm ít nước đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Thu ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt khoảng 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% so với dự toán, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023; tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 17,8% GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2%.

Chi ngân sách Nhà nước ước đến ngày 31/12/2024 đạt khoảng 1.830,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán. Cân đối ngân sách trung ương, ngân sách địa phương các cấp được đảm bảo, nợ công được quản lý chặt chẽ, thấp hơn ngưỡng cho phép.

Công tác quản lý giá, thị trường bám sát tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân, tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm. Chỉ số CPI bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 3,69% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,7%, ước cả năm CPI bình quân tăng dưới 4%. 

Đồng thời quan tâm công tác cải cách hành chính, Bộ Tài chính xếp vị trí 3/17 bộ, cơ quan ngang bộ với 89,18% và đây là năm thứ 10 liên tiếp (từ năm 2014-2023), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 cơ quan ngang bộ dẫn đầu về PAR Index. Công tác xây dựng chính phủ điện tử được quan tâm như mở rộng phạm vi triển khai các dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử…

Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp. Năm 2024 đã có 117 doanh nghiệp được cấp thẩm quyền phê duyệt cơ cấu lại; đã thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn Nhà nước là 145 tỷ đồng, thu về 157 tỷ đồng.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Bộ Tài chính cũng đã tăng cường hợp tác tài chính đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục thực hiện các cam kết về thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và hiệp định/thỏa thuận thương mại song phương… tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+3, APEC… triển khai các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển…

Năm 2025, Bộ Tài chính tiếp tục đề ra các giải pháp nhằm giữ vững nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn, phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát hiệu quả bội chi ngân sách Nhà nước…

Thảo luận tại Hội nghị, đại diện các đơn vị, địa phương đã tập trung vào đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả hơn nữa công tác tài chính - ngân sách Nhà nước trong thời gian tới…

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị. (Ảnh nguồn: baochinhphu.vn).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả ngành Tài chính đã đạt được trong năm 2024. Mục tiêu trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng cả nước 8%, tạo tiền đề, cơ sở thúc đẩy phát triển, khẳng định sự vươn mình của đất nước trong giai đoạn mới. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức; tập trung xây dựng thể chế, chính sách tạo tiền đề cho sự phát triển; tăng cường cơ sở vật chất, con người phục vụ cho công việc; chủ động linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công…


Tác giả: Nguyễn Nga
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.785
Hôm qua : 6.984
Tháng 01 : 19.926
Năm 2025 : 19.926
Tổng số : 83.976.859