• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Lai Châu: Chủ động ứng phó với tình hình mưa, lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh

(laichau.gov.vn)

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió phát triển lên đến mực 5000m trên khu vực vùng núi Bắc Bộ, nên tỉnh Lai Châu đã có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Mưa lớn kéo dài gây lũ quét, sạt lở đất đã làm thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Dự báo trong những ngày tới, vùng hội tụ gió lên đến mực 5000m còn duy trì, tỉnh Lai Châu tiếp tục có mưa, mưa rào; cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 10 - 40mm/24 giờ, có nơi trên 80mm/24 giờ. Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa, lũ trong thời gian tới, ngày 12/7/2020, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Công điện số 14/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với tình hình mưa, lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.

Sau nhiều ngày mưa liên tiếp, lũ về trên suối Nậm Chăng, huyện Tân Uyên. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh; BCH Quân sự tỉnh, Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành tỉnh; Ban QLDA Nhà máy Thủy điện Sơn La; Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát thực hiện các nội dung sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, đến người dân để ứng phó chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

2. Khẩn trương rà soát, chủ động huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ bị sạt lở, lũ ống, lũ quét; chân các ta luy đồi có nguy cơ sạt lở đất.

3. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường đặc biệt là các tuyến quốc lộ, đường tỉnh.

4. Chỉ đạo, tổ chức giám sát việc vận hành các hồ chứa nước trên địa bàn huyện theo quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chủ động xử lý mọi tình huống trong quá trình vận hành. Chủ các hồ đập chịu trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa nước về Ban Chỉ  huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện để chỉ đạo phối hợp vận hành các hồ chứa, có phương án xử lý bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.

5. Cảnh báo và tổ chức kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, tràn, đường bị ngập. UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn có biện pháp cụ thể, hiệu quả đảm bảo an toàn cho Nhân dân, tuyên truyền nhắc nhở, kiên quyết không để Nhân dân vớt củi, bắt cá, lội qua suối,… khi đang có mưa, lũ.

6. UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải để thông tuyến kịp thời; tuyên truyền, vận động Nhân dân hỗ trợ chính quyền thực hiện khắc phục bão lũ, hỗ trợ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

7. Các sở, ban, ngành tỉnh, các lực lượng Công an, Quân đội trên địa bàn phối hợp với UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai các phương án phòng chống mưa, lũ, sạt lở đất; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.

8. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác thông tin, cảnh báo, theo dõi sát diễn biến thời tiết, báo cáo kịp thời để UBND tỉnh và các huyện, thành phố có biện pháp chỉ đạo.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu cập nhật và đưa thông tin thường xuyên, kịp thời, chính xác về diễn biến của mưa, lũ và các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để Nhân dân chủ động phòng tránh.

10. Tổ chức trực ban 24/24, thường xuyên đi kiểm tra tại cơ sở, phát hiện nơi có nguy cơ cao, có giải pháp triển khai ngay tại cơ sở; thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của thời tiết, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh.


Tác giả: BT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.270
Hôm qua : 6.608
Tháng 03 : 228.174
Năm 2024 : 659.009
Tổng số : 82.125.102