A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Dân tộc Kinh

(laichau.gov.vn)

Phải đến giữa thế kỷ XVIII, Lai Châu mới có sự hiện diện của quan lại người Kinh hoặc là thương lái buôn hàng chuyển từ miền xuôi lên miền ngược. Họ đem đến cho các làng, bản ở nơi đây một số nhu yếu phẩm cho sinh hoạt như: Muối, dầu hỏa, kim khâu, chỉ thêu…; một số nông cụ như: Lưỡi cày, bừa, liềm, hái, cuốc, thuổng…; một số đồ gia dụng như: Nồi, chậu, sanh, chảo, ấm chén, bếp, kiềng, vải lụa… Đồng thời, họ cũng mua về miền xuôi trâu, bò, ngựa và một số lâm - thổ sản như: Mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, mật ong, cánh kiến, củ nâu để nhuộm quần áo,…

Phụ nữ dân tộc Kinh. (Ảnh: Ngọc Sánh)

Vào thập niên 60 của thế kỷ XX với chính sách của Nhà nước về “phát triển kinh tế - văn hóa miền núi”, một cuộc vận động rộng khắp trong dân cư ở các đô thị vừa được tiếp quản và nông dân những vùng thiếu đất canh tác lên miền núi khẩn hoang, xây dựng khu vực dân sinh kinh tế mới. Thời gian này đã làm cho dân số người Kinh ở Lai Châu tăng đáng kể. Từ đó cho đến nay, cộng đồng người Kinh ở Lai Châu tăng lên không ngừng, đến năm 2018 là 19.413 hộ, 68.481 người, chiếm 15,17% dân số toàn tỉnh. Phân bố ở 8/8 huyện, thành phố, tập trung đông nhất thành phố Lai Châu có 27.152 người, huyện Than Uyên có 10.144 người, huyện Tam Đường 7.980 người, huyện Tân Uyên 8.966 người, huyện Phong Thổ có 5.234 người, huyện Sìn Hồ có 5.248 người, huyện Mường Tè có 2.753 người và huyện Nậm Nhùn có 1.034 người.


Tác giả: Theo Địa chí Lai Châu xuất bản năm 2020
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.264
Hôm qua : 3.981
Tháng 12 : 133.880
Năm 2024 : 2.444.130
Tổng số : 83.910.223