Địa hình
Lai Châu thuộc vùng miền núi Tây Bắc, nơi có địa hình nhìn chung là hiểm trở, nét nổi bật địa hình tỉnh Lai Châu là các dải núi, nhánh núi có độ cao chủ yếu trên 1.500m và xen kẽ giữa chúng là các thung lũng hoặc các lòng chảo có địa hình tương đối bằng phẳng nhỏ hẹp như Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên... thích hợp cho sản xuất lương thực.
Nét sơn văn chủ yếu là các dải núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và á kinh tuyến với nhiều đỉnh cao trên 2.500m (cao nhất là đỉnh Phanxipăng 3.243m).
Xét trên bình đồ chung, địa hình vùng nghiên cứu có thể chia thành 3 vùng chính: Vùng núi cao Pu Si Lung, vùng núi trung bình-thấp xen thung lũng hẹp Mường Tè, Mường Nhé và vùng núi trung bình Pu Đen Đinh.
Địa hình của tỉnh Lai Châu mang tính phân bậc, có thể xác định 5 bậc (>2.500m, 1.600-2.000m, 1.100-1.200m, 600-800m và thấp nhất là 300-500m. Độ dốc liên quan khá chặt chẽ đến các mực địa hình và đới chuyển tiếp giữa chúng, nhưng nhìn chung, địa hình của tỉnh chủ yếu ở cấp độ dốc đến rất dốc (90% diện tích tự nhiên có độ dốc trên 250). Độ chia cắt sâu ở mức cao (chủ yếu 200-600m/km2).