A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành giáo dục ở Tân Uyên thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW

(laichau.gov.vn)
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” (gọi tắt Nghị quyết số 19-NQ/TW), năm học 2018 – 2019 huyện Tân Uyên đã thực hiện sáp nhập 47 trường học xuống còn 32 trường với 642 lớp, 17.890 học sinh để góp phần giảm đầu mối quản lý, biên chế hành chính, tiết kiệm hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.

Giáo viên trường mầm non xã Pắc Ta trang trí góc học tập

Thực hiện chủ trương đẩy nhanh tiến độ sáp nhập trường, tại thị trấn Tân Uyên 3 trường Tiểu học gồm: Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên, Tiểu học Hô Be thị trấn Tân Uyên và Tiểu học Tô Hiệu thị trấn Tân Uyên thực hiện sáp nhập thành trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. Ngày sau khi có chủ trương sáp nhập 3 đơn vị, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh về đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước, của tỉnh, huyện trong việc sáp nhập 3 trường Tiểu học trên địa bàn thị trấn thành một trường. Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc, khó khăn của các trường trước khi sáp nhập. Nhờ vậy, đến nay toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường yên tâm công tác và lên lớp phục vụ công tác giảng dạy năm học mới. Theo chia sẻ của lãnh đạo các đơn vị trường, việc sáp nhập 3 trường Tiểu học là một thuận lợi cho việc quản lý, giảm được biên chế quản lý, nhân viên, tránh lãng phí trong việc bố trí các nguồn lực để sau này đầu tư tập trung hơn, nhất là trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ và chất lượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho con em các dân tộc trên địa bàn, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi.

Được biết, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, huyện Tân Uyên đã triển khai việc sáp nhập các trường học trên địa bàn đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở đó, huyện không thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông tại 3 xã: Phúc Khoa, Thân Thuộc, Nậm Cần do đã đảm bảo 1 trường học/1 cấp học. Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông tại 7 xã, thị trấn: Mường Khoa, Trung Đồng, Pắc Ta, Hố Mít, Nậm Sỏ, Tà Mít, thị trấn Tân Uyên đảm bảo mỗi xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS. Riêng xã Tà Mít hình thành trường phổ thông nhiều cấp trên cơ sở sáp nhập trường Tiểu học với THCS do quy mô lớp, học sinh ít và thị trấn Tân Uyên được thực hiện việc sắp xếp căn cứ trên tình hình thực tiễn. Vì vậy số trường học sau khi sắp xếp, tổ chức lại còn 32 trường (Mầm non còn 11 trường, Tiểu học 10 trường, THCS 10 trường, Tiểu học và THCS 1 trường). Số trường giảm sau khi sáp nhập, tổ chức lại là 15 trường (Mầm non giảm 6 trường, Tiểu học 6 trường, THCS 1 trường). Toàn huyện dư thừa 23 cán bộ quản lý, 21 giáo viên, 14 nhân viên, 6 nhân viên bảo vệ ở các trường sáp nhập.

Để làm tốt công tác sáp nhập, trước đó, huyện Tân Uyên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, nhất là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phối hợp với địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung kế hoạch tới toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường, Nhân dân các xã, thị trấn để nâng cao nhận thức trong việc sắp xếp, tổ chức lại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Ngoài ra huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyện môn, UBND các xã, thị trấn xây dựng Đế án sáp nhập các đơn vị trường, bố trí sắp xếp cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động dạy và học. Chú trọng đến việc tổ chức sắp xếp bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp, đúng theo quy định hiện hành. Bà Bùi Thị Lan, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên nhấn mạnh: “Việc sáp nhập các trường cơ bản không làm xáo trộn về học sinh, giáo viên, lớp học. Riêng đối với đội ngũ cán bộ quản lý dôi dư chúng tôi đã vận động các đồng chí tình nguyện thôi giữ chức vụ hiện tại để bố trí giữ chức vụ thấp hơn hoặc xuống làm giáo viên giảng dạy trực tiếp, bảo lưu phụ cấp chức vụ theo hiện hành. Đối với chức vụ hiệu trưởng chúng tôi sử dụng bộ tiêu chí do Ban Thường Vụ Huyện ủy phê duyệt, lựa chọn trong các số hiệu trưởng của trường sáp nhập với nhau để tính điểm và xác định người giữ chức vụ hiệu trưởng theo nguyên tắc lấy người có điểm cao nhất, số còn lại bố trí chức vụ phó hiệu trưởng. Với các giáo viên, nhân viên đơn vị đã đề xuất thực hiện đào tạo lại, hỗ trợ thích hợp với viên chức và người lao động dôi dư do sáp nhập hoặc tinh giản biên chế nhưng đảm bảo đúng chế độ chính sách theo quy định”.

Với cách làm thận trọng, chặt chẽ việc sắp xếp, sáp nhập các trường học trên địa bàn, huyện Tân Uyên đã đảm bảo việc ổn định của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương./.

Hà Tĩnh


Nguồn: laichau.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.577
Hôm qua : 7.252
Tháng 07 : 108.044
Năm 2025 : 1.212.158
Tổng số : 85.169.091