• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

(laichau.gov.vn)

Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh vừa ban hành Công văn số 01/BCĐ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ảnh minh họa.

 

Trước diễn biến hết sức phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy Lai Châu; để đảm bảo sức khỏe, tính mạng và tài sản cho người dân cũng như bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ chuẩn bị, tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ban Chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) tỉnh Lai Châu đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy; Chương trình hành động số 01-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác PCCC; Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Kế hoạch số 733/KH-UBND, ngày 07/5/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn PCCC và CNCH tại địa phương.

2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi quản lý chủ động nắm tình hình liên quan đến cháy, nổ và các tai nạn, sự cố, kịp thời phát hiện, xử lý ngay từ ban đầu các nguy cơ để xảy ra cháy, nổ; chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác PCCC và CNCH, xây dựng các phương án, kế hoạch phòng ngừa không để bị động, bất ngờ hạn chế đến mức thấp nhất số vụ, thiệt hại do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra.

3. Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với các cơ sở trọng điểm về Chính trị - Kinh tế - Xã hội, các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, các cơ sở bảo quản, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, khu dân cư, hộ kinh doanh kết hợp nhà ở..., kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về PCCC nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh.

4. Chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý đề ra các chủ trương, giải pháp và các nội dung cụ thể về PCCC và CNCH trong chương trình công tác hàng tháng, quý, năm; xác định đây là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và người lao động, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý.

5. Chỉ đạo các lực lượng chức năng, cơ quan thông tin, truyền thông và chính quyền địa phương cấp xã tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo, vận động nhân dân không tích trữ xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và các chất hàng nguy hiểm về cháy, nổ khác để phục vụ sinh hoạt gây mất an toàn về PCCC tại khu dân cư, hộ gia đình; đồng thời tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh bơm, rót, san chiết chất hàng nguy hiểm cháy, nổ vào các thiết bị chứa không đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý khu cách ly tập trung và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn, trong đó tập trung tự kiểm tra thực hiện quy định trong sử dụng điện, an toàn PCCC tại khu vực tồn chứa, sử dụng vật tư, hàng hóa, nhiên liệu dễ cháy, nổ; niêm yết, phổ biến nội quy PCCC, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, các hướng dẫn và khuyến cáo về an toàn PCCC, CNCH.

7. Tăng cường tổ chức các hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế nhằm hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia PCCC tại địa phương như: Tuyên truyền lưu động, tổ chức cho các khu dân cư, các hộ kinh doanh, các cơ sở trọng điểm về PCCC và CNCH... ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC, treo panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về PCCC và CNCH. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt về công tác PCCC và CNCH.

8. Củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động hiệu quả Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các huyện, thành phố, lực lượng dân phòng các xã, phường, thị trấn, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành, lực lượng dân phòng; quan tâm đầu tư, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện PCCC và CNCH. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân PCCC” gắn với xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; trong công tác PCCC và CNCH lấy phòng ngừa là chính, chuẩn bị tốt về lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy, CNCH theo phương châm “bốn tại chỗ” khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra. Tập trung chỉ đạo củng cố, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các huyện, thành phố và lực lượng dân phòng các xã, phường, thị trấn xong trước ngày 30/7/2020.


Tác giả: Thu Hoài
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.592
Hôm qua : 7.946
Tháng 03 : 152.933
Năm 2024 : 583.768
Tổng số : 82.049.861