• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo Chọn giống, nhân giống và gây trồng cây Sơn Tra theo hướng lấy quả tại tỉnh Lai Châu

(laichau.gov.vn)

Sáng nay (20/11), tại Hội trường UBND huyện Tân Uyên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu phối hợp với Viện Nghiên cứu Lâm sinh tổ chức Hội thảo khoa học Đề tài Chọn giống, nhân giống và gây trồng cây Sơn tra theo hướng lấy quả tại tỉnh Lai Châu. Các đồng chí: Lại Thanh Hải – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm sinh; Vũ Văn Cương – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Thanh Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên chủ trì Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo.

Dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện Tân Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên và các nhà khoa học tham gia đề tài.

Đề tài nhằm mục tiêu chọn được 2-3 giống Sơn tra có năng suất vượt tối thiểu 15% so với sản xuất hiện nay, chất lượng quả tốt, hình thức quả to, đẹp để nhân giống; xác định được một số kỹ thuật gieo ươm cây Sơn tra từ hạt và một số biện phát kỹ thuật ghép cây Sơn tra.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo kết quả chọn giống, nhân giống cây Sơn tra theo hướng lấy quả tại tỉnh Lai Châu, Đề tài đã điều tra, tuyển chọn giống Sơn tra có xuất xứ từ các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên và Sơn La; nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép cành; nhân giống hữu tính cây Sơn tra.

Kết quả việc chọn giống cây Sơn tra đã bình tuyển được các giống Sơn tra từ các xuất xứ để trồng vườn giống gốc, cụ thể như sau: Tỉnh Lai Châu: giống SM.16.06; SM.16.08; SM.16.20; Tỉnh Điện Biên: giống SM.15.42; SM.15.51; SM.15.53; Tỉnh Yên Bái: giống SM.11.42; SM.11.47; SM.11.48; Tỉnh Sơn La: giống SM.17.173; SM.17.174; SM.17.178.

Việc nhân giống cây Sơn tra sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính cho thấy rằng ruột bầu và kích thước túi bầu không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đến đường kính cổ rễ nhưng ảnh hưởng đến chiều cao và chất lượng của cây Sơn tra giai đoạn vườn ươm.

Việc nhân giống cây Sơn tra bằng phương pháp vô tính, sau 5 tháng sinh trưởng, tuổi của gốc ghép ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ thành công, số chồi và chiều dài chồi, thể hiện rằng việc sử dụng gốc ghép 2 năm tuổi đạt kết quả tốt hơn. Tỷ lệ thành công cao hơn ở gốc ghép 2 năm tuổi (88,9%) so với ở gốc ghép 1 năm tuổi (65,1%). Số chồi ở gốc ghép 2 năm tuổi cũng cao hơn (1,6 chồi) so với ở gốc ghép 1 năm tuổi (1,2 chồi). Tương tự, chiều dài chồi tại gốc ghép 2 năm tuổi (55,2 cm) cũng lớn hơn so với tại gốc ghép 1 năm tuổi (24,6 cm)…

Tại Hội thảo các đại biểu đã tham luận các vấn đề như: Thực trạng gây giống và thị trường tiêu thụ Sơn tra tại huyện Tân Uyên; đánh giá tiềm năng, triển vọng và định hướng phát triển về trồng Sơn tra lấy quả tại tỉnh Lai Châu; đánh giá bước đầu sinh trưởng và các mô hình trồng Sơn tra theo hướng lấy quả tại tỉnh Lai Châu…

Kết luận Hội thảo, đồng chí Vũ Văn Cương - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đã đánh giá cao những kết quả đã đạt được tại Hội thảo lần này. Đồng thời nhấn mạnh: Những kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở quan trọng để phát huy những ưu điểm, giá trị của cây Sơn tra trong phát triển kinh tế rừng tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở đó, đề nghị các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cơ quan chuyên môn thời gian tới cần xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sơn tra; chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Sơn tra cho người dân địa phương; sản xuất giống Sơn tra quy mô 10.000 cây (trong đó 2.000 cây ghép và 8.000 cây nhân giống từ hạt)... đảm bảo cung cấp số lượng, chất lượng trong việc chọn giống, nhân giống và gây trồng cây Sơn tra theo hướng lấy quả tại tỉnh. 


Tác giả: Vũ Thanh Huyền (Sở KH&CN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.033
Hôm qua : 9.410
Tháng 04 : 197.273
Năm 2024 : 868.863
Tổng số : 82.334.956