A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Trò chơi dân gian: Tó Mák Lẹ

(laichau.gov.vn)

Trong lễ hội truyền thống của người Giáy, Thái... thường không thể thiếu trò chơi tó má lẹ (đánh quả nóc lách).

Các em học sinh người Giáy xã San Thàng, thành phố Lai Châu chơi trò tó má lẹ. (Ảnh: Đinh Lan)

"Tó” nghĩa là chơi hoặc đánh, còn “má lẹ” là tên của một loại quả. Trò chơi tó má lẹ được tổ chức đơn giản, ai cũng có thể tham gia, không phân biệt già trẻ, đàn ông hay đàn bà. Sân chơi chỉ là một bãi đất nhỏ, bằng phẳng hoặc có thể chơi dưới gầm sàn. Quả má lẹ được lấy từ những cánh rừng già, thuộc họ dây leo, to gần như quả cây phượng, có vỏ cứng, dài khoảng 30cm, mỗi quả có 4 - 5 hạt hình tròn, màu nâu đậm, chắc, càng chơi nhiều thì hạt càng đẹp, nhẵn bóng và đây là một đồ vật dùng để chơi lâu dài.

Trò chơi tó má lẹ có nhiều cách chơi, thông thường người ta chơi theo bốn bước: bước thứ nhất, người chơi đặt “má lẹ” lên đầu gối, dùng ngón cái bật “má lẹ” sao cho trúng “má lẹ” đội bạn và bay đến đích hoặc quá đích theo thoả thuận; bước thứ hai, người chơi đứng ở vạch quy định tung “má lẹ” về phía hàng “má lẹ” đội bạn, “má lẹ” dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để đánh; bước thứ ba, người chơi đặt má lẹ lên mu bàn chân, vừa nhảy vừa dùng chân đánh “má lẹ” sao cho “má lẹ” bắn vào “má lẹ” đội bạn; bước cuối cùng, người đánh tung “má lẹ” đánh dấu vạch đánh, rồi từ vạch đánh dùng “má lẹ” của mình đánh cho trúng “má lẹ” đội bạn. Người nào vượt qua được cả bốn bước chơi trên sẽ là người thắng cuộc.

Hội chơi tó má lẹ luôn sôi nổi, hào hứng, tiếng vỗ tay của người cổ vũ cùng với tiếng reo hò của người thắng cuộc làm cho không khí ngày xuân thêm sôi động.


Tác giả: Theo Địa chí Lai Châu xuất bản năm 2020
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.599
Hôm qua : 4.225
Tháng 01 : 119.690
Năm 2025 : 119.690
Tổng số : 84.076.623