Loài người đối xử tệ bạc với trái đất như khai thác phí phạm, làm khánh kiệt tài nguyên… và đã tự mình gây hậu quả nặng nề với môi trường sống của chính loài người. Khí hậu đã bị thay đổi và hậu quả là trái đất đang nóng dần lên, nước biển dâng lên, thu hẹp không gian sinh tồn và sự sống trên trái đất sẽ không bao giờ trở lại trạng thái cân bằng tự nhiên như trước đây nữa…Vì vậy, con người cần phải có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu, tác động của chính mình đối với biến đổi khí hậu và họ cần phải làm gì để thích nghi với những biến đổi đó.
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Biến đổi khí hậu gần đây được kết luận là do hành vi của con người và là quá trình tự nhiên gây nên.
Biến đổi khí hậu là những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là “Sự nóng dần lên của trái đất” tăng nồng độ khí nhà kính hay “khí các – bon” thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển.
Đặc điểm của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, không thể đảo ngược được; diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (Động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống…); cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề khó lường trước; là nguy cơ lớn nhât mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình.
Tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu
Trong quá trình tự nhiên: Do tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ
Những yếu tố không phải là khí hậu nhưng ảnh hưởng đến khí hậu như: Tác động của CO2; bức xạ mặt trời; động đất và núi lửa và các yếu tố khác…
Tác động của hoạt động con người như: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch; sử dụng phân bón, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu; khai thác sử dụng đất rừng, chăn nuôi gia súc; khai thác và sử dụng tài nguyên nước; chiến tranh…
Hậu quả của biến đổi khí hậu:
Trái đất đang nóng dần lên (do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do tác động của con người; Dân số tăng lên đến mức báo động; Phát triển kinh tế quá nóng…). Đây là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình. Băng tan hai cực, greenand. Himalaya.
Nước biển dâng lên (0,69, 1m, >1m): Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm nước dâng do bão. Bão lũ, úng lụt, hạn hán, xa mạc hóa. Hải lưu đại dương thay đổi , hiện tượng ennino, lamina. Tần xuất thiên tai, cường độ và thời gian xẩy ra đều thay đổi.
Hậu quả có thể khi nước biển dâng thêm 1m: Ở hạ lưu Ai cập, 6 triệu người phải di dời và 4,500 km2 đất nông nghiệp bị ngập; ở việt Nam, 22 triệu người phải di dời; ở Bangladesh, 18% diện tích đất bị ngập lụt ảnh hưởng đến 11% dân số; ở Maldives, hơn 80% diện tích đất sẽ thấp hơn mực nước biển nếu dâng têm 1m;
Thu hẹp diện tích không gian sinh tồn: Thu hẹp không gian sống và canh tác ở hạ lưu hầu hết các con sông lớn (phù chủ yếu là những vùng đất xa mầu mỡ); các thành phố và các khu công nghiệp ở khu vực ven biển bị úng lụt; xâm phạm mặn vào sâu trong đất liền; ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng ven biển; hiện tượng thời tiết bất thường; bão, lũ cường độ lớn, kéo dài và không theo quy luật; mùa bão lũ gây úng lụt kéo dài; hạn hán kéo dài và thiếu nước trầm trọng; nóng bất thường vào mùa hạ và rét đậm rét hại vào mùa đông; động đất, sóng thần.
Ví dụ: Châu Á ngập lụt gây thiệt hại về đất và các nguồn tài nguyên khác
nước biển tăng lên 1m: Mất 2500 km2 rừng đước trên khắp Châu Á; 1000 km2 đất canh tác và diện tích nuôi trồng thủy sản trở thành đầm lầy ngập mặn; 5000km2 đồng bằng sông Hồng và 15,000-20,000 km2 đồng bằng sông cửu Long bị ngập lụt; nước biển dâng cùng với nước ngầm rút sẽ gây ra hiện tượng xâm nhập mặn;
Mức cực đại:
Tăng cường độ của các cơn bão nhiệt đới cũng như hướng đi phức tap của chúng. Tăng tần suất và cường độ của các cơn bão nhiệt đới. Những tác động khác: Gần 30 % dải san hô ngầm của Châu Á có thể bị mất đến năm 2040 do biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng khác; nhiệt độ cao ở mức cực đại; A xít hóa đại dương – giảm tốc độ tăng trưởng của các dải san hô ngầm; có thể tăng cường độ và tần suất của bão nhiệt đới (ở một số nơi); biến đổi về kết cấu hệ sinh thái động vật ở dải san hô (khí hậu và tác động trực tiếp do con người); tác động do con người (ô nhiễm, thiệt hại về mặt vật chất do công nghiệp tàu thuyền, du lịch…); tác động bất lợi về nguồn lợi hải sản (tổn thất cho hệ sinh thái san hô, tác động của axit hóa đại dương lên các sinh vật phù du trên biển.
Anh ninh lương thực: Tăng cường các biến động về thời tiết ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh kế của nông dân; tác động đến mùa màng, có thể làm trầm trọng hơn tình hình an ninh lương thực, giá cả lương thực tăng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tổn thất về nguồn lợi biển ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người dân ven biển.
Rủi ro thiên tai: Nước biển dâng, các thay đổi về cường độ và tần suất của các cơn bão nhiệt đới làm tăng rủi ro đối với số lượng lớn người dân ven biển. Rủi ro ven biển đối với việc định cư, có thể gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế. Rủi ro do lũ tăng do xu hướng mưa nhiều. Rủi ro do hạn hán cũng tăng ở một số vùng, đi kèm là rủi ro về hỏa hoạn.
Tác động đến sức khỏe: Bệnh tiêu chảy tăng ở Đông, Nam và Đông Nam Á do nhiều trận lũ lụt và hạn hán. Nhiệt độ nước khu vực duyên hải tăng dẫn đến lan rộng dịch tả và ngộ độc ở Nam Á. Tình trạng mệt mỏi/kiệt sức do nóng (người già, người dân nông thôn và công nhân làm việc ngoài trời là những người dễ bị tổn thương nhất).
(Phần tiếp: thực trạng khí hậu Lai Châu 5 năm trở lại đây)
Tổng hợp