• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị TƯ 7, khoá XI: Nhìn lại mình để bước tới

(laichau.gov.vn)
Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm; Xây dựng cột cờ Tổ quốc hướng về Hoàng Sa; Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần… là một số tin tức trên các báo.

Cả nước đang hướng về Hội nghị trung ương 7 với nhiều kỳ vọng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hội nghị thẳng thắn nhìn lại những việc làm được và chưa được thời gian qua để có ý kiến xác đáng về các vấn đề lớn mà Hội nghị lần này đặt ra, nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị; sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược…

Cả nước đang dõi theo Hội nghị trung ương 7, kỳ vọng Hội nghị sẽ phân tích, đánh giá thỏa đáng kết quả bước đầu sau 1 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Điều mọi người mong muốn không dừng lại ở chỗ có bao nhiêu cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, mà là chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì để Nghị quyết Trung ương 4 thực sự là làn gió mới, tạo chuyển biến căn bản trong công tác xây dựng Đảng, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân về một Đảng cầm quyền, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của đất nước đi đến bến bờ vinh quang.

Xem tin chi tiết tại đây.

Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm – vietnamnet.vn

Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Trung ương 7 là thảo luận về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân, trong đó có vấn đề hai phương án tên nước - giữ nguyên hay trở lại với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong hàng triệu ý kiến đóng góp của người dân về sửa đổi Hiến pháp (HP) có một nội dung rất quan trọng - tên nước - tập trung ở hai luồng ý kiến: Giữ nguyên như hiện nay - Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay trở lại với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ý kiến của nhân dân đã được Ủy ban Dự thảo sửa đổi HP 1992 tiếp thu và thể hiện thành hai phương án trong bản dự thảo sửa đổi HP tiếp thu ý kiến nhân dân, để tiếp tục thảo luận.

Với người dân, có lẽ kiến nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra chủ yếu trên cơ sở tình cảm cũng như suy tưởng về lịch sử đất nước. Bởi lẽ với nhiều người, đây là tên gọi thiêng liêng, gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của Cách mạng tháng Tám. Tên gọi ấy đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chủ tịch tuyên đọc ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Tên gọi ấy gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - thống nhất non sông và cũng gắn với giai đoạn khó khăn hậu chiến, khi cả nước một lần nữa phải chống chọi với hai cuộc xâm lược ở biên giới phía Bắc, phía Tây Nam.

Còn với nhiều người khác, Cộng hòa XHCN Việt Nam lại có ý nghĩa riêng khi nó được lựa chọn làm tên cho nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975 và được chính thức xác định về mặt pháp lý trong HP 1980 và HP 1992 hiện hành.

Nhưng lựa chọn tên nước thế nào không thể chỉ được thảo luận bằng tình cảm. Tên nước, được ghi trong HP, cần được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chặt chẽ của chủ nghĩa HP. Ở góc độ ấy, tên nước trước hết phải phản ánh đúng chính thể mà quốc gia đó lựa chọn. Đây là cách đặt tên của 80% quốc gia, vùng lãnh thổ trên trái đất này.

Xem chi tiết tại đây.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần – chinhphu.vn

Hỗ trợ xây sửa nhà cho hộ gia đình có công; điều tra, xử lý nghiêm các băng nhóm "xã hội đen"; chấn chỉnh việc xác định nạn nhân chất độc hóa học/dioxin... là những thông tin văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần từ 29/4 đến 4/5/2013.

Xem chi tiết tại đây.

Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Việt Nam sẽ thắng mọi kẻ thù – dantri.com.vn

Thượng tướng, viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu nói nghệ thuật quân sự Việt Nam là thế trận lòng dân mà không nước nào có được.

Tướng Hiệu nói: Nhìn lại 4.000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, các thế lực xâm lược đều bị thất bại. Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ. 

Việt Nam cũng có nền văn hóa lâu đời mà không thế lực nào có thể khuất phục được. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói nổi tiếng: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo. 

Con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không xâm lược nước nào, nhưng cũng không kẻ thù nào khuất phục được dân tộc Việt Nam. Không có thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Xem chi tiết tại đây.

Xây dựng cột cờ Tổ quốc hướng về Hoàng Sa – baodatviet.vn

Sáng ngày 4/5, Tại huyện đảo Lý Sơn, Hội Sinh viên Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam, tỉnh đoàn Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn phối hợp tổ chức Lễ khởi công xây dựng cột cờ Tổ quốc, nhằm thể hiện lòng yêu nước, tình yêu khát vọng của các thế hệ sinh viên Việt Nam với chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Cột cờ Tổ quốc được xây dựng tại Núi Thới Lới, ngọn núi cao nhất đảo Lý Sơn, với thiết kế chiều cao 25 mét, diện tích lá cờ 4 x6 mét, hướng về biển Hoàng Sa. 

Thông qua công trình này thể hiện niềm tự hào của tuổi trẻ cả nước nói chung và các thế hệ sinh viên nói riêng đối với chủ quyền biển đảo, màu đỏ của lá cờ tô thắm thêm truyền thống yêu nước, khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ hôm nay với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đồng thời cũng khẳng định chủ quyền quốc gia trên các quần đảo máu thịt của quê hương.

Xem chi tiết tại đây.

Nguyễn Chanh (TH)


Nguồn: laichau.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.859
Hôm qua : 8.151
Tháng 05 : 46.028
Năm 2025 : 794.817
Tổng số : 84.751.750