• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tin về điều trị thuốc kháng HIV (còn gọi là điều trị ARV)

(laichau.gov.vn)
(laichau.gov.vn) Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc điều trị bằng thuốc ARV đối với người nhiễm HIV đã góp phần kiểm soát dịch HIV. Tuy nhiên hiểu biết về điều trị ARV của nhân dân còn hạn chế, vì vậy Cổng giao tiếp điện tử xin đăng tải một số thông tin liên quan đến điều trị ARV để bạn đọc được biết.

Mục đích và nguyên tắc điều trị ARV

Mục đích của điều trị ARV: Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh.

Nguyên tắc điều trị ARV: Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS. Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị. Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là điều trị suốt đời; người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và  tránh kháng thuốc. Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác. Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

 Các nhóm thuốc ARV được sử dụng tại Việt nam:

Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI).

Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI).

Nhóm ức chế men protease (PI).

Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV

Dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4
Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi: Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm3. Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250 TB/mm3.

Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người nhiễm
HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4.

Chuẩn bị sẵn sàng điều trị ARV:

Quá trình chuẩn bị điều trị ARV cần phải được tiến hành ngay từ khi người bệnh được quản lý tại cơ sở điều trị; các nội dung chuẩn bị sẵn sàng điều trị có thể lồng ghép trong các lần khám để đảm bảo người bệnh được điều trị kịp thời ngay khi đủ tiêu chuẩn điều trị.

Đánh giá trước điều trị ARV:

Các nội dung đánh giá trước điều trị đối với người bệnh HIV đủ tiêu chuẩn điều trị

ARV về lâm sàng và/hoặc CD4, − Ghi nhận giai đoạn lâm sàng và số CD4 (nếu có) trước điều trị.

Sàng lọc lao và các bệnh nhiễm trùng cơ hội; điều trị lao và các bệnh NTCH cấp tính nếu có; phối hợp với các dịch vụ y tế khác (lao, sản, da liễu, v.v..) khi cần. Làm các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm để lựa chọn phác đồ như: CTM/Hgb và men gan ALT); xét nghiệm HBsAg và anti-HCV (nếu có điều kiện)

Hỏi tiền sử dùng thuốc ARV trước đó: lý do sử dụng, nơi cung cấp, phác đồ cụ thể, lưu ý tiền sử dùng các phác đồ không đúng (phác đồ hai thuốc); sự tuân thủ, tiến triển trong quá trình điều trị, v.v…

Đánh giá mong muốn được điều trị của người bệnh và khả năng có người hỗ trợ điều trị

Dự kiến phác đồ ARV thích hợp cho bệnh nhân; xem xét tương tác giữa các thuốc  ARV và các thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hôi đồng thời và các thuốc khác

Thông báo về kế hoạch chuẩn bị điều trị ARV cho bệnh nhân

Điều trị dự phòng cotrimoxazole ; các dự phòng khác nếu có chỉ định .

Cung cấp thông tin và Tư vấn về điều trị ARV:

Tiến hành cung cấp thông tin theo nhóm về diễn biến nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV, sống khỏe mạnh, dinh dưỡng và điều trị ARV sau đó tư vấn cá nhân. Mỗi người bệnh cần được tư vấn trước khi điều trị ARV 3 lần.

Tư vấn cụ thể về điều trị ARV, phác đồ điều trị của từng bệnh nhân, tầm quan trọng của tuân thủ điều trị và kế hoạch hỗ trợ tuân thủ điều trị cũng như xử trí các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều trị như quên thuốc, tác dụng phụ,…Tư vấn các nội dung cụ thể, thích hợp cho các người bệnh còn sử dụng ma túy, phụ nữ có thai.

 Đánh giá sẵn sàng điều trị:

Đánh giá hiểu biết của người bệnh về nhiễm HIV, về điều trị ARV và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị và cách xử trí khi quên uống thuốc.

Đánh giá hiểu biết của người bệnh về cách sử dụng thuốc, các tác dụng phụ thường gặp và hướng xử trí.

Đánh giá khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh qua việc tham gia các buổi tư vấn đầy đủ, tái khám đúng hẹn, tuân thủ điều trị dự phòng cotrimoxazole, có kế hoạch tuân thủ  điều trị (lịch uống thuốc, các biện pháp nhắc nhở uống thuốc, có người hỗ trợ tuân thủ điều trị); và người bệnh đồng ý và cam kết tham gia điều trị.

Kiểm tra lại các yếu tố khác như: nơi cư trú, khả năng liên lạc khi cần

⇒ Người bệnh đủ tiêu chuẩn về sẵn sàng điều trị: bắt đầu điều trị ARV
Lưu ý:

Đối với người bệnh có tình trạng nặng (giai đoạn lâm sàng 4, hoặc CD4 < 100 TB/mm3), hoặc người bệnh là phụ nữ có thai: Rút ngắn thời gian chuẩn bị điều trị, tư vấn tuân thủ điều trị cho người hỗ trợ điều trị và hoặc cho người bệnh vào các lần thăm khám tiếp theo hoặc khi người bệnh đã ổn định

 Bắt đầu điều trị:

Hướng dẫn lại cách sử dụng thuốc, lịch cấp thuốc, lịch hẹn tái khám; đảm bảo người bệnh có kế hoạch tuân thủ điều trị và biết cách xử trí khi gặp khó khăn.

Chỉ định phác đồ bậc một cho người nhiễm HIV mới bắt đầu điều trị ARV; − Người nhiễm HIV có tiền sử dùng các thuốc ARV trước đó hoặc điều trị gián đoạn, cần được đánh giá lâm sàng và xét nghiệm để quyết định sử dụng phác đồ bâc 1 thích hợp hoặc chuyển phác đồ bậc 2 nếu có thất bại điều trị.

Theo dõi điều trị ARV

Người bệnh bắt đầu điều trị ARV cần được tái khám và phát thuốc định kỳ.

Thăm khám thường xuyên trong giai đoạn đầu để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi tác dụng phụ khi bắt đầu điều trị.

Khi người bệnh tuân thủ và dung nạp thuốc tốt, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện, thời gian giữa các lần tái khám và phát thuốc là 1 tháng, một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt có diễn biến lâm sàng, tuân thủ tốt thì thời gian giữa các lần tái khám có thể 2 tháng và do nhóm điều trị quyết định, một số trường hợp cần theo dõi thường xuyên hơn tại cơ sở điều trị nếu người bệnh có các nhiễm trùng cơ hội 47 mới xuất hiện, có tác dụng phụ của thuốc hoặc phải thay thuốc, và khi người bệnh tuân thủ kém.

Mỗi lần tái khám, người bệnh được đánh giá tiến triển lâm sàng, làm các xét
nghiệm cần thiết, cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết. Các thông tin đều phải được
ghi lại trong bệnh án và sổ khám bệnh của phòng khám.

Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc: Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, người bệnh phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:

Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường.

Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, KHÔNG ĐƯỢC uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống.

Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.

Duy Đức tổng hợp


Nguồn: laichau.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.146
Hôm qua : 5.190
Tháng 05 : 11.865
Năm 2025 : 760.654
Tổng số : 84.717.587