• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Thách thức biển Đông

(laichau.gov.vn)
Biển Đông căng thẳng, biển Đông nóng bỏng vẫn luôn là đề tài được quan tâm nhất trong suốt thời gian qua. Tổng hợp các thông tin về vấn đề này từ các báo của Cổng thông tin điện tử.

“Biển Đông: Đảo nhỏ nhưng là vấn đề lớn” – vietnamnet.vn

Một cơn bão đã ngấm ngầm hình thành trong nhiều thập kỷ qua tại Biển Đông nhưng không phải là vấn đề thời tiết. Thay vào đó, nó thực chất là một trận cuồng phong xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền một chuỗi các hòn đảo tại Biển Đông.

Trung Quốc luôn lên tiếng đòi chủ quyền đối với tất cả những hòn đảo đó.

Trong chuyến thăm châu Á tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã can thiệp vào cuộc tranh cãi mới nhất giữa Trung Quốc và Philippine về những quần đảo gồm nhiều bãi đá và san hô mà phía Philippine gọi là Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Trong tháng trước cũng vậy, Trung Quốc đã chăng dây xung quanh hòn đảo có hình móng ngựa này để ngăn chặn ngư dân của Philippine lên đảo. Hòn đảo chỉ nằm cách Philippine 120 dặm về phía Đông.

Tuần này, Nhật Bản tuyên bố đã có một thỏa thuận với người chủ của hòn đảo để mua lại 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku và Trung Quốc đã lên tiếng gọi động thái trên là "bất hợp pháp và không có giá trị".

Tranh chấp, kiện cáo và đường lưỡi bò

Trung Quốc đã xem xét kỹ lưỡng những hòn đảo trên và muốn mở rộng sự kiểm soát của mình sang vùng biển gần đó, bắt nguồn từ quyền lợi mang tính lịch sử, nước này đang theo đuổi vai trò thống trị mới tại Đông Á. Đường biển chiến lược với trữ lượng dầu khổng lồ và nguồn khí gas tự nhiên là tiềm năng để giúp ngành công nghiệp năng lượng đang cạn kiệt của Trung Quốc.

Sắp xếp lại những bất ổn trong khu vực

Trong những năm 1950, 1960 và đầu những năm 1970, Việt Nam, Philippine, Malaysia và Trung Quốc đều gặp vấn đề trong nước, bao gồm các cuộc chiến tranh hoặc lực lượng chống đối hoặc cuộc cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Điều này chỉ diễn ra trong vòng một thập kỷ tuy nhiên việc củng cố sức mạnh quốc gia là rất cần thiết và các nước nều có kế hoạch phô trương sức mạnh.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nghi ngờ vai trò trợ giúp quân sự của Washington đối với các nước trong khu vực có tranh chấp Biển Đông. Mỹ có mối quan hệ quân sự mật thiết với Nhật Bản, Philippine và  Đài Loan. Cường quốc số một thế giới này cũng đã cải thiện quan hệ với Malaysia và Việt Nam.

Không ai mong muốn tranh chấp tại những hòn đảo trên bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang. Thay vào đó, vấn đề này nên được gác sang một bên. Các chuyên gia cũng cho rằng cần phải có thời gian để Trung Quốc cài đặt lại mối quan hệ với các nước láng giềng với hy vọng sẽ tạo ra ít nhất một cơ hội để cùng chia sẻ nguồn tài nguyên trong khu vực thông qua sự đồng thuận của các bên hơn là để Trung Quốc kiểm soát đối với toàn bộ khu vực Biển Đông.

Với các bên liên quan, ngoài vấn đề chủ quyền quốc gia và vấn đề tài nguyên biển, những nước này cũng quan tâm đến quyền lợi về ngư nghiệp.

Theo các chuyên gia nói trên, các bên liên quan nên hành động với một thái độ thiện chí, tốt nhất là gác lại bất đồng và tìm kiếm một thỏa thuận cùng chia sẻ nguồn tài nguyên biển.

Anninhthudo.vn – “Cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật quốc tế”

Nhật Bản và Malaysia ngày 9-9 đã thúc giục Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. 

Trước đó, trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị APEC, Thủ tướng Nhật Bản Noda và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã hối thúc Trung Quốc và các nước Đông Nam Á liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giải quyết bất đồng theo luật pháp quốc tế. 

“Giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật quốc tế” – đó cũng là thông tin trên vietnamplus.vn

Australia và Singapore tuyên bố có cùng quan điểm về tương lai của các hòn đảo tranh chấp tại Biển Đông đồng thời kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngoại trưởng Australia nhận định đang có những quan ngại chung về "không khí" tranh cãi chủ quyền trên Biển Đông cũng như ảnh hưởng của nó đối với hình ảnh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với tư cách một thị trường kinh doanh.

"Chúng tôi muốn thế giới tiếp tục ấn tượng trước nền kinh tế thị trường và hoạt động thương mại tự do hơn đang được tạo ra tại khu vực này," ông bày tỏ.

Cơ chế đàm luận cấp bộ trưởng kéo dài một ngày nêu trên được thủ tướng hai nước Australia và Singapore thiết lập từ năm 1996.

Vnexpress.net – “Trung Quốc muốn biến Trường Sa thành điểm du lịch”

Tỉnh Hải Nam Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng tour du lịch trên Biển Đông trong đó bao trùm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Xinhua đưa tin thành phố Tam Á, địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hải Nam, đang lên kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động du lịch cho du thuyền của mình trên Biển Đông trong kế hoạch 10 năm 2012-2022. Du thuyền này hiện đã chạy thử đến quần đảo Hoàng Sa và nay muốn mở rộng tới Trường Sa cùng bãi đá Macclesfield mà Trung Quốc gọi là Trung Sa.

Bản dự thảo kế hoạch nêu trên do cơ quan du lịch Tam Á soạn thảo, "đã trải qua vòng đánh giá của các chuyên gia và đang chờ đợi để được chính quyền tỉnh xác nhận", một quan chức Sở du lịch tỉnh Hải Nam cho hay.

Thành phố Tam Á lần đầu công bố kế hoạch du lịch bằng du thuyền trên Biển Đông từ tháng 4 và đã cho một du thuyền chạy thử tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái trên, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Nguyễn Chanh (TH)


Nguồn: laichau.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ địa giới hành chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.234
Hôm qua : 7.224
Tháng 04 : 165.082
Năm 2025 : 713.654
Tổng số : 84.670.587